Phòng chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là một trong những mục tiêu, chủ trương lớn của Đảng. Chủ trương này đã được thể chế hóa thành Luật phòng, chống tham nhũng với những điều khoản cụ thể, trong đó có khuyến khích việc đẩy mạnh tố cáo hành vi tham nhũng. Cá nhân, tổ chức tố cáo hành vi tham nhũng có thể đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tố cáo hoặc gửi mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng đến các cơ quan này. Vậy những ai có quyền viết đơn tố cáo hành vi tham nhũng và cách viết đơn này như thế nào? Gửi Đơn tố cáo hành vi tham nhũng ra sao? Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Đơn tố cáo hành vi tham nhũng.
Ai có quyền viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng?
Tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm phục vụ lợi ích cá nhân.
Hành vi tham nhũng bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản;
- Lạm dụng chức quyền để nhũng nhiễu, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật để vụ lợi;
- Lạm dụng chức quyền gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
- Lạm dụng chức quyền đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhằm giải quyết công việc đang khúc mắc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
- Lợi dụng chức quyền hạn để cản trở, can thiệp trái phép vào công tác thanh kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Khi phát hiện bất kỳ căn cứ nào cho thấy cá nhân có chức quyền có hành vi tham nhũng, các cá nhân, tổ chức đều có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để tố cáo hành vi sai trái đó.
Khi gửi Đơn tố cáo hành vi tham nhũng của cá nhân có chức quyền tới các cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân, tổ chức đứng ra tố cáo phải gửi kèm các bằng chứng để chứng minh hành vi tham nhũng của cá nhân có chức quyền bị tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng viết như thế nào?
– Phần đầu Đơn tố cáo hành vi tham nhũng cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết đơn tố cáo.
– Phía dưới đơn Đơn tố cáo hành vi tham nhũng ghi rõ tố cáo về hành vi nham nhũng của cá nhân nào.
– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hành vi tham nhũng.
– Ghi chính xác thông tin của người tố cáo hành vi tham nhũng: Họ và tên; Năm sinh; Các thông tin về số, ngày cấp, nơi cấp giấy Chứng minh thư nhân dân; Hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại.
– Ghi rõ thông tin của người có chức quyền bị tố cáo về hành vi tham nhũng: Họ và tên; Năm sinh; Các thông tin về số, ngày cấp, nơi cấp giấy Chứng minh thư nhân dân; Hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Đơn vị công tác; Chức vụ, quyền hạn được giao.
– Ghi cụ thể quá trình tham nhũng của cá nhân có chức quyền, những căn cứ pháp lý xác định hành vi tham nhũng, hậu quả của hành vi này như thế nào?
– Các tài liệu đính kèm Đơn tố cáo hành vi tham nhũng: biên lai chuyển tiền, file dữ liệu ghi âm, ghi hình…
– Cá nhân, tổ chức viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng ghi rõ các yêu cầu, kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi tham nhũng: cách chức, điều tra, truy tố, xét xử…
– Cá nhân, tổ chức viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng cam kết toàn bộ thông tin trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung tố cáo sai sự thật.
– Phần cuối đơn, người viết đơn tố cáo bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng xem xét, xử lý người có chức quyền tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, cá nhân, tổ chức làm đơn ký và ghi rõ họ tên từng người (trường hợp nhiều người cùng tố cáo) vào Đơn tố cáo hành vi tham nhũng.
Gửi mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng như thế nào?
Các cá nhân, tổ chức khi phát hiện hành vi tham nhũng của cá nhân có chức quyền nếu không muốn đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền thì có thể viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng gửi đến các cơ quan này để được xem xét, giải quyết.
Sau khi viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng, cá nhân, tổ chức viết đơn có thể gửi đơn quan đường bưu điện. qua Email hoặc bằng phương thức khác. Lưu ý, cá nhân, tổ chức viết Đơn tố cáo hành vi tham nhũng phải để lại phương thức liên lạc đảm bảo để cơ quan chức năng liên hệ giải quyết đơn thư tố cáo khi cần. Nếu nhiều người cùng đứng ra tố cáo hành vi tham nhũng của cá nhân có chức quyền trong một lá đơn thì ghi rõ họ tên và phương thức liên lạc với người đại diện cho nhóm, tổ chức đứng ra tố cáo.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết liên quan đến tố cáo hành vi tham nhũng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền.
Khi cá nhân, tổ chức gửi Đơn tố cáo hành vi tham nhũng của cá nhân có chức quyền, cơ quan tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận thông tin đơn thư tố cáo đó. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh nội dung tố cáo tham nhũng và đưa ra kết luận các nội dung tố cáo trong đơn có đúng không? Nếu đúng sẽ tiến hành xử lý các nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Kết luận về nội dung tố cáo hành vi tham nhũng cũng như quyết định xử lý hành vi này phải được công bố công khai và gửi cho người tố cáo khi có yêu cầu. Nếu kết luận nội dung tố cáo không đúng sự thật thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố tình tố cáo tham nhũng sai sự thật.
Dưới đây, chúng tôi xin gửi các bạn tham khảo mẫu Đơn tố cáo hành vi tham nhũng chi tiết nhất.
[download id=”4495″]