Giải mã Ngày Công lý xã hội thế giới đầy đủ chính xác chi tiết nhất

Ngày Công lý xã hội thế giới

Công lý là một trong những giá trị rất cốt lõi có trong nền tảng. Với mục đích là để thực hiện quản lý xã hội vì lợi ích của nhân dân. Công lý trước hết được mọi người quan niệm là sự tôn trọng tự do và các quyền cá nhân. Cùng với đó là sự tôn trọng con người và phẩm giá con người như những mục đích tự thân. Các bạn đã bao giờ nghe đến Ngày Công lý xã hội thế giới chưa? Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này như thế nào cùng mình tìm hiểu nhé!

Ngày Công lý xã hội thế giới

Giải mã Ngày Công lý xã hội thế giới là ngày nào?

Được tổ chức và thành lập vào 20/2 hàng năm, ngày Công lý xã hội thế giới. Với một cái tên dễ gọi hơn là ngày Công bằng Xã hội thế giới viết tắt là WDSJ Đây là ngày lễ quốc tế về sự nhìn nhận nhu cầu thúc đẩy các nỗ lực. Cũng như để giải quyết các vấn đề như nạn nghèo, nạn thất nghiệp, và an sinh xã hội… Kèm theo đó là  nâng cao nhận thức con người về vấn đề Công bằng Xã hội.

Cũng như Hội nghị thượng đỉnh thế giới đã thừa nhận. Trong đó có việc phát triển xã hội hướng tới mục tiêu công lý xã hội. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp. Kèm theo đó là bình đẳng bên trong và giữa các quốc gia và công lý xã hội. Qua đó, bình đẳng và công tâm sẽ tạo thành giá trị cơ bản của tất cả các xã hội.

Giải mã nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Công lý xã hội thế giới

Nguồn gốc

Vào Ngày 26.11.2007, tại khóa họp thứ 62 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Họ đã thông qua Nghị quyết A/RES/62/10. Cũng như thống nhất quyết định lấy ngày 20/2 hàng năm. Bắt đầu từ năm 2009 trở thành “Ngày Công lý xã hội thế giới”. Cùng với đó là kêu gọi các nước thành viên đưa ra các sáng kiến ở cấp quốc gia. Không chỉ để hỗ trợ hoàn thành và phát triển các mục tiêu. Mà còn tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới đã công nhận về việc phát triển xã hội. Sẽ cố gắng hướng tới mục tiêu công lý xã hội,đoàn kết, hòa hợp. Cùng với đó là bình đẳng bên trong và giữa các quốc gia và công lý xã hội. Ngoài ra, còn thể hiện sự bình đẳng và công tâm. Qua đó dần tạo thành các giá trị cơ bản của tất cả các lĩnh vực trong xã hội.

Chính phủ đã cam kết sẽ cố gắng thúc đẩy việc phân phối công bằng nguồn thu nhập. Cùng với đó là quyền tiếp cận tài nguyên nhiều hơn thông qua sự công bằng và bình đẳng. Cơ hội sẽ được phân chia và lan rộng cho tất cả mọi người. Các chính phủ đồng thời cũng công nhận là tăng trưởng kinh tế cần thúc đẩy bình đẳng. Kèm theo đó là công lý xã hội và rằng “một xã hội cho tất cả mọi người”. Nó cần phải được dựa trên công lý xã hội cùng việc tôn trọng tất cả các quyền con người. Cũng như một số quyền liên quan đến tự do cơ bản.

Ý nghĩa 

Phát triển xã hội và công bằng xã hội đây là điều không thể thiếu. Đối với việc đạt được và duy trì hòa bình cũng như an ninh trong và giữa các quốc gia. Cùng với đó, phát triển xã hội và công bằng xã hội không thể đạt được nếu không có hòa bình. Cũng như sự an ninh trong nước cũng như thế giới.

Điều này cũng thừa nhận rằng toàn cầu hóa chúng đang phụ thuộc lẫn nhau. Không những thế chúng còn đang mở ra những cơ hội mới thông qua thương mại. Cũng như đầu tư và dòng vốn và những tiến bộ trong công nghệ. Không chỉ bao gồm cả công nghệ thông tin, cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Mà còn cho sự phát triển và nâng cao mức sống trên toàn thế giới. Ngoài ra, thời gian vẫn còn đó những thách thức nghiêm trọng. Trong đó,bao gồm khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, mất an ninh, nghèo đói,…

Một số hoạt động diễn ra trong Ngày công lý xã hội thế giới

ILO sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng là tổ chức vận động cho các quyền và tiêu chuẩn. Điều này sẽ là nền tảng cho việc làm bền vững, các chính sách thúc đẩy. Cùng với đó là những điều kiện mà theo đó doanh nghiệp có thể tạo việc làm bền vững. Tổ chức sẽ đẩy mạnh đối thoại xã hội nhằm xây dựng một tầm nhìn chung. Trong đó cóbao gồm cả công cuộc chuyển đổi bền vững với môi trường.

Nhân dịp ngày này Liên Hợp Quốc lấy chủ đề vô cùng ý nghĩa: “Nếu bạn mong muốn sống trong hòa bình và phát triển, hãy hành động vì sự công bằng xã hội”. Trong đó, ILO cũng được xây dựng trên cơ sở một câu châm ngôn. Và câu nói này được khắc trên tảng đá nền móng của tòa nhà trụ sở chính đầu tiên. “Nếu bạn thực sự khát vọng về hòa bình, hãy gieo trồng công lý”. Trong một thế kỷ qua, ILO đã cố gắng theo đuổi và hoàn thiện sứ mệnh của mình. Với mục đích nhằm thúc đẩy công bằng xã hội thông qua thế giới việc làm.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật về Ngày Công lý xã hội thế giới. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngày quốc tế này. Đồng thời cũng trang bị được những kiến thức cần thiết liên quan tới công lý xã hội. Cũng như sự đặc biệt của công lý đối với người dân nói riêng và thế giới nói chung.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *