Ở thời đại mạng xã hội lên ngôi, dạo một vòng Facebook, Instagram, Youtube,… đâu đâu cũng thấy và các bạn cũng chẳng còn xa lạ gì với những “slogan” kiểu như: “nhân chi sơ, tính cà khịa, không cà khịa, bất thành nhân”, “ Trong tất cả các loại cà, em thích nhất cà khịa”, “ So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn”,… Đại loại là như vậy. Và, một key word đang trở thành hot trend với giới trẻ nói riêng và với cộng đồng mạng nói chung xuất hiện trong những “slogan” kia chính là “cà khịa”. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng “bắt trend” bằng việc tìm hiểu từ khóa “cà khịa là gì” này nhé !
Cà khịa là gì?
Theo Wikipedia, cà khịa được định nghĩa là hành động “cố ý gây sự để cãi nhau, đánh nhau và xen vào chuyện của người khác”.
Trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí”, ở đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trong sách Ngữ văn 6, NXB Giáo dục, Tô Hoài chú thích cà khịa là : “ cố ý gây chuyện để đánh nhau, cãi nhau mặc dù lí do không đáng kể”
Cà khịa cũng được hiểu là châm chọc, đá xoáy người khác vì mục đích gây hấn, phá hoại.
Xét về mục đích, cà khịa cũng có thể là một hành vi đùa vui vô hại nhưng đôi lúc, cà khịa lại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau mà giới báo chí đã sử dụng rất linh hoạt, có thể kể đến đó là :
- Gây hấn với động cơ lợi ích. ( thường xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau vì động cơ thương mại )
- Gây hấn tạo tâm lí tiêu cực ( thường thấy trong thể thao)
- Không chỉ “ cà khịa” bằng lời nói mà còn “cà khịa” bằng hành động gây hấn tiêu cực ( thường thấy ở các đối tượng cố ý vi phạm trước mắt cảnh sát giao thông)
- Chỉ trích những hành vi sai trái ( trong giới chuyên môn ở lĩnh vực giải trí)
- Tạo niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.
Cà khịa trên Facebook là gì ?
Trên Facebook cũng như hàng loạt các mạng xã hội khác như Youtube, Instagram ở Việt Nam, “cà khịa” nổi lên và trở thành một “hot trend” từ đầu năm 2019 đúng nghĩa với sự “phủ sóng” dày đặc trên khắp các caption, comment,… Tuy nhiên, đánh giá ở góc độ chung chung thì có thể thấy, cà khịa trên facebook chủ yếu với mục đích tạo niềm vui, tiếng cười châm biếm, sâu cay, thâm thúy.
Với tần suất phủ sóng dày đặc đó, thật không bất ngờ khi “cà khịa “ lọt vào top những từ khóa được người dùng Internet Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2019.
Cà khịa trên Facebook được nhiều người cho rằng sẽ thay thế cho trào lưu “khẩu nghiệp” trước đây. Vậy “cà khịa” có khác “khẩu nghiệp” ?
Trong nghĩa của từ “khẩu nghiệp” có bao hàm “cà khịa”. Nếu khẩu nghiệp mang nghĩa bao quát đến mọi lĩnh vực của đời sống dù là vô hình hay hữu hình thì cà khịa là hành động khẩu nghiệp chủ đích nhằm đến một chủ thể nhất định với tầng nghĩa sâu xa và đem lại nhiều cung bậc cảm xúc, có thể là tiếng cười dí dỏm nhưng cũng có thể là những lời lẽ “tỉa đểu” khiến rất nhiều “thiên thần nổi giận”.
Cà khịa bắt nguồn từ đâu ?
Mặc dù được sử dụng rất phổ biến, nhất là trên các trang mạng xã hội nhưng không ít bạn biết rằng từ “cà khịa” bắt nguồn từ đâu và tại sao lại trở nên thịnh hành như vậy. Câu hỏi này sẽ được trả lời ngay sau đây.
Đương nhiên, cà khịa là một từ tiếng Việt ra đời từ lâu nhưng sở dĩ “cà khịa” nổi lên như một hiện tượng, trở nên “thịnh hành” như vậy là nhờ vào công tác truyền thông cho cuốn sách “ Đừng bao giờ đi cà khịa một mình” của tác giả Hằng Bean và Ngọc Thiệp, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Welax. Nếu chưa từng đọc hoặc biết đến cuốn sách này, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ rằng “cà khịa” xuất phát từ các trang mạng xã hội.
Từ đó, xuất hiện một loạt các câu nói “top 1 trending” kiểu như : “ Thanh xuân như một ly trà/ Sống không cà khịa thì trà mất ngon”, “ cà khịa không tốt cho sức khỏe, nhưng mà vui”,…
Có nên dùng từ cà khịa ?
Như đã phân tích ở trên, cà khịa đang là một “hot trend”, rất thịnh hành trong giới trẻ trên các trang mạng xã hội. Không thể khẳng định rằng nên hay không nên dùng từ cà khịa bởi lẽ, việc dùng từ “cà khịa” ở đâu, dùng như thế nào và dùng với mục đích gì tùy thuộc vào cá nhân mỗi người.
Mặc dù với một số người, việc dùng từ “ cà khịa” chỉ để “bắt trend” song lại trở thành lạm dụng. Người xưa có câu: “ Rượu lạ uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Điều đó chứng tỏ rằng, việc dùng từ “cà khịa” cũng không phải là một ngoại lệ. Trong cuộc sống, trên các trang mạng xã hội, chúng ta cần sử dụng nó đúng lúc, đúng chỗ và có chừng mực.Mặt khác, người hay cà khịa với mục đích tạo tiếng cười có thể coi là người hài hước nhưng cũng có thể coi là người vô duyên, cợt nhả khi cà khịa mà lại “ sai người, sai thời điểm”
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đọc cũng đã hiểu về từ khóa “cà khịa” là gì. Thỉnh thoảng “cà khịa” đôi lời cũng làm cuộc sống này thêm thi vị đấy chứ !!!
xem thêm các thuật ngữ khác: https://evbn.org/thuat-ngu/