Được tuyển dụng, bổ nhiệm trở thành một công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập là mong muốn của nhiều người lao động. Để trở thành công chức, viên chức, người lao động phải đăng ký tham gia dự tuyển công chức, viên chức. Vậy người lao động đăng ký dự tuyển công chức, viên chức cần đạt những tiêu chuẩn nào? Người lao động viết phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức năm 2020 cần lưu ý những điểm nào và cách viết phiếu này ra sao. Những nội dung cụ thể về dự tuyển công chức, viên chức sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể trong bài viết dưới đây.
[download id=”4853″]
Quy định mới nhất về dự tuyển công chức, viên chức năm 2020
Người lao động tham gia dự tuyển công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 22 của Luật Viên chức; Điều 4 của Nghị định 29/2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 của Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
* Điều kiện người lao động được tham gia dự tuyển công chức, viên chức:
– Người dự tuyển phải có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Người dự tuyển phải có lý lịch trong sáng, rõ ràng;
– Người dự tuyển phải có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao;
– Người dự tuyển phải viết phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu;
– Người dự tuyển phải đủ 18 tuổi trở lên. Một số lĩnh vực đặc thù riêng như văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thì tuổi dự tuyển được xét từ đủ 15 tuổi trở lên;
– Người dự tuyển phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, năng khiếu phù hợp với vị trí tuyển dụng mà không phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ do trường công lập hay trường ngoài công lập cấp;
– Các điều kiện khác tùy theo yêu cầu của vị trí của từng đơn vị xác định nhưng không được trái quy định pháp luật.
* Trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức, viên chức:
– Người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang thi hành án, đang bị bắt buộc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
* Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức, viên chức:
- Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức theo mẫu quy định;
- Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy khai sinh (Bản sao);
- Văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập theo yêu cầu dự tuyển (Bản sao chụp);
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
Quy định về Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức năm 2020
Người đăng ký dự tuyển công chức, viên chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, viết Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức theo mẫu quy định rồi nộp cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức là biểu mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2019. Mẫu phiếu này sử dụng trong thi tuyển, xét tuyển công chức và thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển đặc cách viên chức.
Người đăng ký dự tuyển công chức, viên chức điền đầy đủ các thông tin theo quy định trong Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức rồi nộp trực tiếp tại địa điểm tiếp nhận phiếu của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức hoặc gửi theo đường bưu điện.
Người xin dự tuyển công chức, viên chức phải tự khai trung thực, đầy đủ, chính xác, rõ ràng các nội dung trong Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức, không được phép tẩy xoá, sửa chữa các nội dung đã khai và không được nhờ người khác viết hộ.
Tham khảo:
Phiếu bổ sung lý lịch viên chức 2020
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức mới nhất
Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức mới nhất 2020
Cách kê khai thông tin trong Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức năm 2020 theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP
– Người đăng ký dự tuyển ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm viết phiếu
– Vị trí dự tuyển: Ghi đúng vị trí làm việc mà thí sinh dự tuyển như giáo viên, giảng viên, luật sư, thẩm phán, cán bộ tư pháp…
– Đơn vị dự tuyển: Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng công chức, viên chức: Bệnh viên A, trường B, xã C.
– Thông tin cá nhân người tham gia đăng ký dự tuyển: Ghi rõ ràng, chính xác thông tin theo Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đã được cấp, xác nhận:
- Họ và tên;
- Giới tính: Đánh dấu x vào nam hoặc nữ;
- Ngày sinh;
- Dân tộc;
- Tôn giáo: ghi rõ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành… Nếu không theo tôn giáo nào thi ghi “Không” vào mục này;
- Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân: Ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp;
- Số điện thoại di động để báo tin, Email
- Quê quán: Ghi theo nơi sinh sống của ông nội, bà nội (ông ngoại, bà ngoại), nếu không rõ thì ghi theo nơi sinh sống của cha đẻ, (mẹ đẻ), nếu không rõ thì ghi theo nơi sinh sống của người nuôi dưỡng mình từ nhỏ;
- Hộ khẩu thường trú: Ghi rõ theo thông tin trong sổ hộ khẩu, theo cấp địa danh hành chính hiện tại (nếu có thay đổi so với sổ hộ khẩu);
- Chỗ ở hiện nay (để gửi giấy báo tin): Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xã, huyện, tỉnh;
- Thông tin về sức khỏe: Tình trạng sức khỏe, chiều cao, cân nặng;
- Thành phần bản thân hiện nay: Ghi rõ là công nhân, nông dân hay nhà báo, thợ thủ công…
- Trình độ văn hóa: ghi rõ lớp mấy/10, lớp mấy/12;
- Trình độ chuyên môn: kỹ sư cơ khí, giảng viên đại học toán, bác sỹ đa khoa…
- Loại hình đào tạo: đại học chính quy, đào tạo nghề, đào tạo từ xa, đào tạo liên thông…
– Phần thông tin đào tạo:
Người dự tuyển phải ghi chính xác những thông tin trên văn bằng, chứng chỉ được cấp, trường hợp cố tình khai man, ghi sai thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Tên trường, cơ sở đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Trình độ văn bằng, chứng chỉ được cấp: Tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư…;
- Số hiệu của văn bằng, chứng chỉ được cấp;
- Chuyên ngành đào tạo: Quản trị mạng, điện công nghiệp, điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh…;
- Ngành đào tạo: Thạc sỹ tin học, kỹ sư điện, điều dưỡng…;
- Hình thức đào tạo: chính quy, tại chức, bồi dưỡng…;
- Xếp loại bằng, chứng chỉ: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
– Thông tin về miễn thi ngoại ngữ, tin học: Chỉ những thí sinh dự tuyển được miễn thi ngoại ngữ, tin học mới ghi vào phần này, nêu rõ lý do được miễn thi.
– Ghi rõ môn ngoại ngữ đăng ký thi: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức… Những thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ không cần điền thông tin ở mục này.
– Nếu là đối tượng ưu tiên thì ghi rõ tên đối tượng: dân tộc thiểu số, sỹ quan quân đội, con liệt sỹ, thương binh…
Sau khi kê khai xong, người đăng ký dự tuyển phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào phiếu đăng ký dự tuyển, trường hợp có nhiều trang thì phải ký xác nhận từng trang.
Dưới đây, EVBN xin gửi các bạn tham khảo mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức, viên chức mới nhất năm 2020.
[download id=”4853″]