Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021

Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 mới như thế nào cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế tại cơ sở giờ đây đã thuộc về trách nhiệm của mỗi trường. Bộ GD&ĐT chỉ có vai trò hướng dẫn các tiêu chí lựa chọn bộ sách sao cho phù hợp nhất. Mỗi trường lập ra một hội đồng đánh giá lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Sau khi đã nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn xong thì cần ghi lại toàn bộ quy trình vào biên bản đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. EVBN xin gửi tới bạn đọc mẫu biên bản đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 mới nhất.

[download id=”4833″]

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 phù hợp

Ngày 30/1/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDDT về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Năm học 2020 – 2021, tất cả các trường Tiểu học ở mọi địa phương đều phải tiến hành lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp cho học sinh lớp 1. Vậy thế nào được gọi là phù hợp? Tại Điều 3 của Thông tư  này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra 2 tiêu chí chung cho lựa chọn sách giáo khoa:

  • Một là, bộ sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.
  • Hai là, bộ sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Ngoài 2 tiêu chí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trên, mỗi địa phương dựa vào tình hình thực tế địa phương mình, xây dựng nên hệ thống tiêu chí chọn sách giáo khoa riêng. Hệ thống tiêu chí chọn sách giáo khoa các địa phương sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 phù hợp dưới đây dành cho các bạn tham khảo vì đặc điểm kinh tế – xã hội mỗi địa phương khác nhau, điều kiện dạy học khác nhau, đối tượng học sinh khác nhau thì đương nhiên các tiêu chí phải thay đổi cho phù hợp.

Thứ nhất: Bộ sách lựa chọn phải phù hợp năng lực học tập của học sinh

–  Hình thức sách giáo khoa trình bày hấp dẫn, có sự hài hòa, cân đối giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mĩ cao, phù hợp với đặc trưng môn học, ngay từ đầu đã tạo được sự hứng thú cho học sinh.

– Cấu trúc sách giáo khoa theo từng chủ đề, bài học có sự phân hóa, phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh học tập chủ động, tích cực, phát triển tư duy, óc sáng tạo, nâng cao kỹ năng hợp tác.

– Nội dung sách giáo từng môn học vừa phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, vừa phải thiết thực, gần gũi với đời sống, dễ học tập đối với học sinh, thuận lợi cho giáo viên triển khai hoạt động giảng dạy nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cần đạt của bộ môn.

– Nội dung sách giáo khoa cần chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh nâng cao khả năng tự học, tự khám phá kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức thông qua việc giải quyết từng nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học.

Thứ hai: Thuận lợi cho công tác giảng dạy và đánh giá học sinh của giáo viên

–  Các chủ đề, các bài học cần thiết kế đa dạng các hoạt động sẽ dễ dàng cho giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức cũng như phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với các đối tượng học sinh.

– Các chủ đề, nội dung trong bài học cần chú trọng tới tích hợp kiến thức nhiều môn và kiến thức thực tế để học sinh vừa hứng thú vừa dễ hiểu.

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1
SGK lóp 1

– Từng bài học trong sách giáo khoa cần đưa ra các yêu cầu cụ thể cần đạt giúp giáo viên dễ dàng đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả giáo dục của mỗi học sinh.

– Các nội dung sách giáo khoa tạo thuận lợi để nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Thứ ba: Phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội riêng biệt của địa phương

– Nội dung sách giáo khoa vừa phải đảm bảo tính kế thừa vừa cần có yếu tố phù hợp, gần gũi với văn hóa, lịch sử, đặc điểm địa lý của địa phương.

– Cấu trúc các bài học được xây dựng thuận lợi cho giáo viên tích hợp kiến thức thực tế địa phương.

– Nội dung bài học, câu hỏi, bài tập, các yêu cầu hoạt động cần phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền.

– Dựa theo nội dung sách giáo khoa lựa chọn, các trường chủ động xây dựng và kế hoạch giáo dục 1 buổi hoặc 2 buổi/ngày.

Thứ 4: Đảm bảo chất lượng giáo dục

– Nội dung sách giáo khoa cần mang tính phân hóa để giáo viên dễ dàng điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau tại địa phương.

– Nội dung sách giáo khoa cần mang tính khả thi cao vừa phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục địa phương.

– Nội dung sách giáo khoa cần đảm bảo phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các điều kiện dạy học khác tại địa phương.

Phiếu đánh giá lựa chọn sách giáo khoa lớp 1

Thế nào là Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1?

Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 là biểu mẫu được nhà trường lập ra và gửi lên Phòng/ Sở Giáo dục và đào tạo địa phương về việc lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp phù hợp sử dụng cho năm học mới 2020 – 2021.

 Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 do Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 của trường lập ra nhằm ghi lại toàn bộ những nhận xét cơ bản của những thành viên trong hội đồng cả ưu điểm, nhược điểm về thời lượng, hình thức, cấu trúc, nội dung… từng cuốn sách trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Những nội dung cần có trong Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1

* Phần đầu biên bản

– Ghi đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng năm lập Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1.

– Ghi rõ tên phòng Giáo dục và Đào tạo, tên trường.

– Tên biên bản ghi rõ: Biên bản dự kiến chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 – 2021.

– Ghi rõ các căn cứ lập biên bản.

– Thời gian, địa điểm lập biên bản ghi rõ mấy giờ, ngày tháng năm nào, tại trường nào?

Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1
Bộ sách giáo khoa lớp 1 cánh diều

* Phần nội dung chính biên bản

– Ghi rõ tên các thành viên tham gia cuộc họp Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 phù hợp với địa phương: Chủ tịch (Hiệu trưởng), Phó chủ tịch (Phó hiệu trưởng), các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các bộ môn, đại diện Ban đại diện cha mạ học sinh; tên thư ký ghi biên bản.

– Ghi chép lại những nhận xét thống nhất của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 về ưu điểm, nhược điểm từng cuốn sách trong từng bộ sách:

+ 5 bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào sử dụng trong các trường học năm học mới là: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; Cánh diều.

+ Mỗi bộ sách này bao gồm các môn học: môn toán, môn tiếng việt, môn mỹ thuật, môn hoạt động trải nghiệm – môn đạo đức, môn âm nhạc.

– Ghi lại rõ kết luận Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 của trường chọn cuốn sách giáo khoa bộ môn trong bộ sách nào để giảng dạy cho học sinh. Lưu ý, không nhất thiết phải chọn tất cả các cuốn sách giáo khoa trong cùng 1 bộ mà có thể lựa chọn mỗi cuốn sách giáo khoa trong 1 bộ khác nhau, miễn là phải được sự thống nhất trong hội đồng.

* Phần cuối biên bản

– Ghi rõ thời gian hoàn thành biên bản: mấy giờ, ngày tháng năm nào.

– Từng thành viên trong hội đồng ký và ghi rõ họ tên.

– Lãnh đạo nhà trường (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội đồng) ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm rồi ký, đóng dấu lên biên bản.

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 mới nhất hiện nay.

[download id=”4833″]

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *