Đảng viên là nhân tố hình thành nên tổ chức Đảng, mọi việc đảng viên làm hình thành nên hoạt động của Đảng. Vậy trong hoạt động tố cáo, đảng viên có được viết Đơn tố cáo không. Nếu muốn viết đơn tố cáo đảng viên thì viết như thế nào? Quy trình cụ thể trong giải quyết tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên ra sao. Hãy cùng EVBN tìm hiểu những nội dung trên trong bài viết dưới đây.
[download id=”4429″]
Đảng viên có được viết đơn tố cáo không?
Đảng viên cũng là một công dân nên hoàn toàn có thể thực hiện tất cả các quyền của một công dân mà pháp luật cho phép, trong đó, có quyền được tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, tại Khoản 5, Phần I của Quy định số 47-QĐ/TW và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Điều 5, Mục I của Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW có ghi lại những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề tố cáo mà đảng viên không được phép làm như sau:
- Đảng viên không được viết Đơn tố cáo sai sự thật, bịa đặt xuyên tạc sự việc để thực hiện hành vi tố cáo.
- Đảng viên không được phép viết Đơn tố cáo nặc danh (không viết hoặc cố tình viết sai thông tin người tố cáo)
- Đảng viên không được phép gửi Đơn tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết, rải truyền Đơn tố cáo hoặc đưa lên mạng xã hội, chia sẻ nội dung tố cáo nhằm lan truyền thông tin hạ thấp uy tín của tổ chức, cá nhân bị tố cáo.
- Đảng viên không được tham gia viết đơn và ký tên cùng người khác trong cùng một lá Đơn tố cáo.
- Đảng viên không được đề xuất, chủ trì, xúi giục, kích động, lôi kéo, mua chuộc, cưỡng ép, ủng hộ vật chất để cá nhân, tổ chức khác thực hiện hành vi tố cáo dưới mọi hình thức.
- Đảng viên không phép có những hành vi vi phạm các quy định về giải quyết tố cáo.
Mời bạn tham khảo thêm về đơn tố cáo hoặc các văn bản khác tại mục thủ tục hành chính.
Giải quyết tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên được thực hiện như thế nào?
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 có nội dung hướng dẫn về việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên như sau:
– Thẩm quyền giải quyết tố cáo: Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.
– Thời gian giải quyết tố cáo: Đối với tố cáo trong phạm vi cấp tỉnh, thời gian giải quyết là chậm nhất là 90 ngày; Đối với tố cáo trong phạm vi cấp Trung ương, thời gian giải quyết là chậm nhất 180 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tố cáo. Thời gian được phép gia hạn không quá 30 ngày làm việc và bắt buộc phải thông báo cho người tố cáo biết.
– Nguyên tắc giải quyết tố cáo:
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải hướng dẫn người tố cáo thực hiện tố cáo đúng quy định, giữ bí mật thông tin người tố cáo đồng thời có biện pháp bảo vệ người tố cáo khi cần.
+ Sau khi giải quyết xong nội dung tố cáo, phải thông báo cho người tố cáo biết trực tiếp hoặc bằng văn bản.
+ Nếu nội dung tố cáo hoặc người bị tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì Ủy ban kiểm tra phải báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo, phối hợp giải quyết.
+ Nếu người tố cáo xin rút tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ không tiếp tục xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp xác định được người tố cáo bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc để rút tố cáo.
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo đảng viên đúng quy định
– Phần đầu Đơn tố cáo: Người viết đơn tố cáo đảng viên cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, thời điểm viết đơn tố cáo.
– Phần kính gửi: Ghi rõ tên Thủ trưởng đơn vị, tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
– Ghi rõ thông tin của người tố cáo đảng viên vi phạm: Họ và tên; Năm sinh; Chứng minh nhân dân; Nơi ở.
– Ghi rõ thông tin của đảng viên bị tố cáo: Họ và tên; Tên chi bộ đang sinh hoạt; Địa chỉ làm việc; Nơi cư trú.
– Ghi rõ nội dung tố cáo một cách đầy đủ, chi tiết, trung thực, chính xác các sai phạm của đảng viên: quan điểm chính trị lệch lạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm chế độ hôn nhân, tham nhũng…). Đồng thời, người tố cáo đảng viên vi phạm phải đính kèm các tài liệu chứng minh cho các vi phạm đó.
– Người tố cáo ghi rõ những căn cứ chứng minh vi phạm của đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị hay các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy của cơ quan…
– Người tố cáo phải cam kết chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo cũng như tính chính xác của các bằng chứng minh sai phạm của đảng viên mà mình tố cáo.
– Người tố cáo đảng viên ghi rõ yêu cầu giải quyết tố cáo đối với đảng viên vi phạm: khai trừ khỏi Đảng, bồi thường, cách chức…
– Cuối đơn, người tố cáo phải ký, ghi rõ họ tên vào Đơn tố cáo đảng viên vi phạm.
Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu Đơn tố cáo đảng viên vi phạm mới nhất hiện nay.
[download id=”4429″]