Đối với bất kỳ cấp nào, ngành nào, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác cự kỳ quan trọng nhằm phát hiện ra sớm nguồn cán bộ trẻ vừa có đức, vừa có tài lại có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý để đưa vào quy hoạch nhằm có kế hoạch thích hợp đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý cho các cấp từ trung ương đến địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị. Các cán bộ nằm trong diện quy hoạch cần phải viết bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ theo mẫu riêng. Vậy hiểu thế nào là bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch? Viết bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch như thế nào cho chuẩn xác. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch này.
[download id=”2916″]
Thế nào là bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch?
Bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch là biểu mẫu dành riêng cho các cán bộ thuộc diện quy hoạch nguồn làm công tác lãnh đạo, quản lý trong tương lai theo kế hoạch cụ thể của các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp.
Bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ này được lập ra để những cán bộ thuộc diện nguồn tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác của bản thân, những ưu điểm, khuyết điểm trong thời gian công tác cũng như chiều hướng và nguyện vọng phát triển của bản thân trong tương lai.
Nội dung trong biên bản này ngoài phần tự nhận xét, đánh giá của bản thân người viết thì cần phải có nhận xét, đánh giá chi tiết của lãnh đạo cấp trên và cấp ủy Đảng nơi người đó đang công tác, sinh hoạt.
Phần tiếp theo, EVBN sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể cách viết văn bản này.
Cách viết tự bản nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch như thế nào?
Phần thông tin chung
– Ghi rõ họ và tên đầy đủ theo khai sinh của người viết.
– Ghi đúng thông tin về ngày, tháng, năm sinh được khớp giữa các giấy tờ.
– Ghi rõ chức danh và chức vụ đang nắm giữ: tiến sỹ, giáo sư, chuyên viên, chủ tịch, bí thư, trưởng phòng, giám đốc…
– Thời gian công tác tại đơn vị: ghi rõ từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Đơn vị đang công tác: người viết ghi cụ thể tên tổ, phòng, ban, khoa… và tên đơn vị đang công tác.
Phần nội dung chính
Người viết tự nhận xét, đánh giá về kết quả trong quá trình công tác
– Nội dung tự nhận xét, đánh giá cán bộ trong diện quy hoạch dù đang chức vụ gì cũng cần nêu bật được việc chấp hành các chủ trương, đường lối, các chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước. Là người được xét vào nguồn quy hoạch, người viết phải nêu rõ bản thân đã chấp hành các đường lối, sách sách đó tốt như thế nào?
– Người được quy hoạch nhận xét đầy đủ về phẩm chất chính trị, về lối sống đạo đức của bản thân cũng nhủ nêu bật tác phong, lề lối trong quá trình công tác, làm việc, cụ thể:
+ Ý thức gương mẫu trong thực hiện các phong trào của toàn ngành, đạo đức riêng biệt đối với từng ngành…
+ Mối quan hệ đoàn kết, công bằng, khách quan trong đối xử với đồng nghiệp, cấp dưới.
+ Ý thức trong việc sử dụng công quỹ cũng như đấu tranh trong các vấn đều liên quan đến chống tệ quan liêu, tham nhũng.
+ Ý thức phê bình và tự phê bình của bản thân thể hiện như thế nào.
– Tự đánh giá về năng lực của bản thân, trình độ chuyên môn đạt được: người viết tự đánh giá về năng lực quản lý, lãnh đạo của bản thân cũng như điều kiện, bằng cấp có đủ để tham gia vào bộ máy lãnh đạo không (về chuyên môn, về lý luận chính trị, về quản lý nhân sự…)
– Tự đánh giá về tiến độ công việc và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Ở chức vụ, cương vị hiện tại, người trong diện quy hoạch tự nhận xét đã hoàn thành các công việc như thế nào: triển khai công việc, xây dựng kế hoạch công tác của bản thân và toàn đơn vị.
+ Công tác, kiếm tra, chỉnh đốn nhân viên, cấp dưới.
+ Kết quả cụ thể mà đơn vị và cá nhân người viết đạt được: công đoàn vững mạnh xuất sắc, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, thầy thuốc nhân dân…
– Đánh giá về tinh thần, trách nhiệm trong phố hợp thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan: ý thức và kết quả của bản thân làm được khi tham gia các trường trình giúp đỡ, vận động, phong trào trong đơn vị.
– Đánh giá về thái độ phục vụ nhân dân và thực hiện cuộc vận động chung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Tham khảo thêm: Bài thu hoạch chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2020
Người viết tự đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm trong thời gian công tác
Căn cứ các nhận xét trên, người viết tự rút ra các ưu điểm, khuyết điểm của mình trong quá trình công tác về mọi mặt. Tuy nhiên không phải nêu lại toàn bộ mà chỉ tóm tắt những điểm chung nhất: trình độ quản lý, chuyên môn, than gia hoạt động phong trào, công tác phê bình, tự phê bình…
Người viết tự nhận xét về chiều hướng và triển vọng phát triên của bản thân
Người viết tự đánh giá, soi xét về khả năng làm lãnh đạo của bản thân:
– Đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ, năng lực và uy tín đối với các cán bộ lãnh đạo không?
– Có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được tập thể và cấp trên giao phó hay không?
– Có triển vọng phát triển bản thân cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, trình độ chính trị không?
Sau khi hoàn thành phần tự nhận xét, đánh giá bản thân, người viết ghi rõ ngày tháng năm viết văn bản và ký, ghi rõ họ tên lên đó.
Sau khi người viết hoàn thành các nội dung thì nộp lên để lãnh đạo đơn vị đang công tác và cấp ủy Đảng nơi người viết đang sinh hoạt ghi nhận xét, đánh giá cụ thể. Cuối cùng, Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên lên bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ này.
Tải mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch
Dưới đây, chúng tôi xin gửi các bạn tham khảo bản bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch chuẩn nhất hiện nay. Dựa trên bản tự nhận xét, đánh giá này, các bạn có thể tự xây dựng bản tự nhận xét, đánh giá phù hợp riêng với đặc thù ngành và với bản thân mình.
[download id=”2916″]