Module BDTX Th5 là module triển khai nối tiếp nội dung về lớp ghép ở module TH4 với chủ đề “tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép”. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5 cần xoay quanh vấn đề tổ chức lớp ghép như thế nào để mang lại hiệu quả học tập cao nhất. Vậy, bài thu hoạch module này cần đảm bảo những nội dung gì, cách triển khai các đề mục của bài thu hoạch cụ thể ra sao để đạt kết quả cao trong việc đánh giá kết quả bồi dưỡng? Xin mời thầy cô theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5 gồm những nội dung gì?
Việc tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép là một công tác thường thấy tại các cơ sở trường học có cơ sở vật chất thiếu thốn, hoặc những nơi có số lượng học sinh không đủ để tổ chức riêng biệt từng lớp với từng nhóm học sinh chung trình độ. Đương nhiên việc triển khai dạy học lớp ghép sẽ khó hơn một lớp học với các em học sinh có cùng một độ tuổi, cùng trình độ học tập. Chính vì thế, các thầy cô cần được tập huấn kỹ cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong một lớp ghép như thế nào để vừa đảm bảo được chương trình đào tạo cho các em, vừa tận dụng được những nguồn lực sẵn có.
Trong bài thu hoạch mẫu của EVBN, các nội dung được hệ thống xoay quanh ba chủ đề chính liên quan đến 3 cách thức tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép. Cụ thể:
– Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép có hiệu quả: Trong phần này, giáo viên cần trình bày các khái niệm cơ bản như lớp ghép là gì, dạy học theo nhóm là gì… Tiếp đó, triển khai nội dung theo hướng phân tích những ưu nhược điểm của việc tổ chức học theo nhóm; Các phương pháp để triển khai học tập theo nhóm trong lớp học một cách hiệu quả… Hoặc thầy cô có thể đưa ra những kinh nghiệm thực tế về việc tổ chức học tập theo nhóm trong lớp ghép và các giải pháp nhằm cải thiện những mặt hạn chế và phát huy mặt tích cực trong phương pháp này.
– Học tập độc lập của học sinh trong lớp ghép: Cũng như ở phần trên, phần này giáo viên cũng nên đưa ra những khái niệm cơ bản, sau đó tiến hành phân tích sâu về cách thức tổ chức học tập này. Việc học tập độc lập là điều bắt buộc phải thực hiện tại bất kể lớp học nào, thế nhưng trong một lớp học đặc biệt với nhiều nhóm học sinh ở nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau thì quả thực không đơn giản. Những giải pháp để giúp các em học sinh có thể tự học độc lập trong lớp ghép cần được đưa ra và phân tích cặn kẽ. Dù là bất kể cách thức nào thì việc phát huy năng lực phẩm chất của mỗi em học sinh vẫn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
– Thực hành tổ chức học tập sinh động trong lớp ghép: Đối với các trường học có cơ sở vật chất thiếu thốn và số lượng học sinh ít đến mức phải tổ chức lớp ghép thì việc tiến hành các hoạt động học tập sinh động với sự hỗ trợ từ các công cụ, thiết bị giáo dục là điều khá khó khăn. Ở những vùng này, do đặc thù địa lý và điều kiện quá thiếu thốn nên các em học sinh khó lòng được trang bị những thiết bị bổ trợ giáo dục, trong khi sách vở vẫn còn chưa đủ. Tuy nhiên, các thầy cô có thể phát huy tính sáng tạo của mình nhằm tổ chức học tập một cách linh hoạt. Nếu không có nhiều công cụ thiết bị thì thầy cô có thể tự sáng tạo những món đồ liên quan đến nội dung chủ điểm của từng môn học trong các giờ học. Để biết thêm chi tiết hơn, mời thầy cô kéo xuống dưới bài viết để tải mẫu bài thu hoạch Module TH5 về tham khảo.
Tải bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5
Bài thu hoạch BDTX module TH5 mà chúng tôi tổng hợp dưới đây chứa những nội dung cụ thể từ việc nghiên cứu nội dung bồi dưỡng module 5. Tài liệu tham khảo cho bài thu hoạch là tài liệu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên các thầy cô có thể yên tâm tham khảo hoặc sử dụng. Để đảm bảo tính chuyên biệt cho bài thu hoạch, thầy cô có thể thêm vào cuối bài thu hoạch một đề mục sáng kiến cá nhân nhằm tổ chức tốt các hoạt động dạy học lớp ghép; hoặc những kinh nghiệm rút ra được từ thực tế giảng dạy lớp ghép của mình.
Mẫu bài thu hoạch BDTX Tiểu học module TH5 [download id=”2512″]