Hàm SUM là một hàm cơ bản trong excel mà hẳn ai cũng có thể sử dụng dễ dàng, Trên thực tế tỉ lệ sử dụng hàm sum trong excel lại không nhiều. Nhưng có một hàm liên quan tới hàm sum lại được ứng dụng nhiều trong excel nhưng có thể bạn chưa biết đó là Hàm SUMIF. Vậy để hiểu rõ và sử dụng thành thạo hàm SUMIF thì EVBN nghĩ rằng chắc các bạn sẽ cần tới bài hướng dẫn này của mình nhé.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu Hàm SUMIF một cách đơn giản nhất cùng với các bài tập đơn giản. Mục đích của bài hướng dẫn là giúp bạn có thể tự thực hành đồng thời tự đưa ra các suy luận để phát triển các hàm khác trong Excel, Nếu bạn để ý các bài viết của EVBN hẳn bạn sẽ nhận thấy trong các bài viết đều mang tới sự chủ động, tư duy của người cần tìm hiểu chứ không bị thụ động theo các công thức…
Hàm sumif trong excel là gì?
Hàm sumif trong excel được hiểu một cách đơn giản là hàm tính tổng có điều kiện. Nói cách khác hàm sumif trong excel là hàm dùng để tính tổng các giá trị trong phạm vi đáp ứng được yêu cầu bạn muốn.
Ví dụ như trước đây bạn cần tính tổng của một cột thì công thức rất đơn giản là sử dụng hàm SUM nhưng để tính tổng có thêm điều kiện thì ta không thể dùng hàm Sum đc nữa mà phải dùng hàm SUMIF.
giờ thì chắc các bạn đã hiểu về hàm sumif rồi chứ? sau đây mình sẽ cùng nhau đi vào chi tiết từng ví dụ để hiểu rõ hơn nhé!
Cách sử dụng Hàm SUMIF như thế nào?
Để sử dụng được hàm Sumif một cách có hiệu quả và linh hoạt bạn phải nắm được cấu trúc của hàm sumif. Vậy hàm Sumif có cấu trúc như sau:
Cú pháp= Sumif(Range; Criteria; Sum_Range)
Giải thích cấu trúc hàm:
Range là: Vùng dữ liệu có chứa điều kiện
Criteria là: Điều kiện để tính tổng
Sum_range là: Vùng dữ liệu tính tổng.
Ví dụ cách sử dụng hàm sumif cơ bản
Ví dụ: Ta có dữ liệu điểm của các bạn học sinh lớp 3A như hình dưới đây. Hãy tính tổng điểm trung bình của các bạn nữ và điểm trung bình của các bạn Nam?
(Nếu các bạn theo dõi các bài viết trước của mình, mình đã đưa ra ví dụ này để ứng dụng tính điểm trung bình và kết quả dựa vào hàm if)
Trong ví dụ trên, tại ô C15 cột kết quả ta gõ công thức như sau:
C15 = SUMIF(C3:C12;”Nữ”;G3:G12)
Trong đó:
- SUMIF:: là hàm chúng ta dùng để tính tổng có điều kiện
- C3:C12 : là vùng chứa điều kiện (Nam/Nữ)
- “Nữ”: Điều kiện chúng ta tính tổng
- G3:G12 : Là vùng chứa giá trị cần tính tổng
Tương tự ta cũng có Công thức tại cột C16
- C16= SUMIF(C3:C12;”Nam”;G3:G12)
Thông thường chúng ta nên cố định vùng chứa điều kiện và vùng tính tổng để với yêu cầu tương tự của để bài thay đổi điều kiện mà vùng chứa điều kiện và vùng tính tổng giống nhau, ta có thể coppy công thức sang ô khác và chỉ cần thay đổi điều kiện
Vậy ta thực hiện như sau:
- C15 = SUMIF($C$3:$C$12;”Nữ”;$G$3:$G$12)
(Sau khi quét vùng chứa điều kiện ta nhấn phím F4 để cố định vùng chứa điều kiện, và sau khi quét vùng tính tổng ta cũng ấn phím F4 để cố định vùng tính tổng)
Sau đó với ô C16 ta chỉ việc coppy công thức từ ô C15 xuống, ấn phím F2 để sửa công thức và thay điều kiện “Nữ” bằng điều kiện “Nam” là ta được kết quả đúng.
Với công thức trên ta có kết quả ở bảng sau:
Ví dụ cách sử dụng hàm sumif Nâng cao
Ví dụ: Cũng vẫn dữ liệu như ở bên trên hàm sumif cơ bản ta có yêu cầu khác như sau:
Yêu cầu 1: Tại ô C15 tính tổng điểm trung bình các bạn nữ lên lớp ?
Yêu cầu 2: Tại ô C16 tính tổng điểm trung bình của các bạn Nam có điểm toán là 10?
Lúc này ta không thể sử dụng hàm Sumif đơn thuần để giải quyết yêu cầu của đề bài mà phải sử dụng hàm Sumif nâng cao đó là hàm SUMIFS – Tính tổng với nhiều điều kiện.
Cấu trúc của hàm Sumifs như sau:
- = Sumifs(Sum_range; Range1;criteria1; range2; criteria2…)
Trong đó:
- Sum_range: là vùng ta cần tính tổng
- Range 1: là vùng chứa điều kiện 1
- Criteria 1: Điều kiện 1
- Range 2: là vùng chứa điều kiện 2
- Criteria 2: Điều kiện số 2
Tương tự vùng chứa điều kiện N, và vùng chứa điều kiện thứ N (nếu nhiều điều kiện hơn)
Như vậy với yêu cầu trên tại ô C15 tính tổng điểm trung bình với 2 điều kiện là bạn “nữ” và phải được ”lên lớp” cột kết quả ta gõ công thức như sau:
C15 = SUMIFS($G$3:$G$12;$C$3:$C$12;”nữ”;$H$3:$H$12;”lên lớp”)
Trong đó:
- SUMIFS:: là hàm chúng ta dùng để tính tổng nhiều điều kiện
- $G$3:$G$12: Là vùng chứa giá trị cần tính tổng
- $C$3:$C$12 : là vùng chứa điều kiện 1 (Nam/Nữ)
- “Nữ”: Điều kiện 1 để ta tính tổng
- $H$3:$H$12 : là vùng chứa điều kiện 2 (Lên lớp/ không lên lớp)
- “lên lớp”: là điều kiện 2 để ta thín tổng
Tương tự ta cũng có công thứcị tại cột C16
- C16= SUMIFS($G$3:$G$12;$C$3:$C$12;”Nam”;$D$3:$D$12;”10″)
Lưu ý: Các vùng chứa giá trị tính tổng và vùng chứa điều kiện tính tổng ta đều dùng phím F4 để cố định vùng. (Sau khi quét vùng xong ấn phím F4)
Với công thức tại ô C15 và ô C16 như trên ta có kết quả ở bảng như sau:
Bài viết trên đây đã mô tả rất chi tiết về cấu trúc cũng như cách sử dụng rất cụ thể và rõ ràng về hàm Sumif cơ bản và hàm sumif nâng cao. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn.
Chúc các bạn thực hành vận dụng hàm sumif thuần thục và linh hoạt.
Các bạn có thể tải file bài tập hướng dẫn: Tại Đây
Bạn có thể xem video hướng dẫn sau: