Ở Việt Nam, công đoàn được coi là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn nhất hoạt động vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và người lao động. Trong đó, công đoàn cơ sở là tổ chức mũi nhọn của công đoàn. Công đoàn cơ sở được thành lập tại tất cả các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội. Để nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, Ban chấp hành các công đoàn cơ sở thường xuyên tiến hành họp bàn công tác. Các cuộc họp này đều được ghi lại bằng văn bản, gọi là biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Vậy thế nào là biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở? Khi nào cần sử dụng biểu mẫu này và cách viết biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở như thế nào cho đầy đủ? Toàn bộ những khúc mắc trên sẽ được EVBN giải đáp trong nội dung bài viết hôm nay.
Thế nào là biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở?
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, nơi tập hợp đông đảo đoàn viên công đoàn. Các đoàn viên công đoàn có thể nằm trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.
Trong tổ chức công đoàn cơ sở thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở là tổ chức cao nhất, đại diện cho tiếng nói của người lao động. Đây chính là cơ quan lãnh đạo được đại hội công đoàn cấp cơ sở bầu ra.
Biên bản họp BCH công đoàn cơ sở là mẫu biên bản được lập ra khi họp BCH công đoàn cơ sở. Biên bản ghi lại toàn bộ nội dung của cuộc họp cũng như những ý kiến thảo luận, đóng góp của các thành viên tham gia nhằm mục tiêu xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Tham khảo: mẫu giấy mời dự đại hội chi bộ mới nhất 2020
Khi nào cần dùng biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở?
Mẫu biên bản họp BCH công đoàn cơ sở là biểu mẫu được soạn thảo khi có cuộc họp của BCH các công đoàn cơ sở. Biên bản phải lưu lại được đủ các nội dung quan trọng trong cuộc họp.
Trong một nhiệm kỳ hoạt động của mình, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tiến hành các cuộc họp theo định kỳ hoặc các cuộc họp đột xuất nếu có sự việc quan trọng cần họp bàn, giải quyết. Dù họp thường kỳ hay đột xuất, trong cuộc họp có nhiều hay ít nội dung đề cập, thời gian họp dài hay ngắn thì các cuộc họp của Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng đều cần lưu lại tiến trình dưới dạng văn bản. Ngoài ra, có thể lưu trữ nội dung cuộc họp bằng hình thức ghi âm hoặc hình thức khác.
Theo quy định hiện hành, thời gian hoạt động của Ban chấp hành công đoàn không quá 12 tháng. Ngay sau đại hội công đoàn cấp cơ sở bầu ra Ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ mới thì Ban chấp hành công đoàn phải họp cuộc họp lần thứ nhất nhằm kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự và triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động của Ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ mới. Trong thời gian hoạt động, Ban chấp hành công đoàn cần tiến hành họp theo định kỳ là 3 tháng một lần. Họp Công đoàn cũng như các cuộc họp quan trọng khác cần phải được ghi lại bằng biên bản.
Xem thêm về mẫu biên bản cuộc họp mới nhất
Viết biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở như thế nào?
Biên bản họp BCH công đoàn cơ sở cần trình bày được đầy đủ những hoạt động diễn ra trong cuộc họp, các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đoàn viên cũng như những nội dung được thống nhất trong cuộc họp.
Biên bản họp BCH công đoàn cơ sở cũng như những biên bản khác được ghi lại ngay và theo tiến trình cuộc họp nên đòi hỏi người ghi biên bản (thư lý cuộc họp) phải biết cách ghi chép nhanh, đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan, các phát biểu đóng góp của đoàn viên một cách cụ thể.
Biên bản ghi chép cần đủ nội dung nhưng rõ ràng, rành mạch, tránh ghi chép lan man, tránh kể lể câu chữ khi ghi lại ý kiến của các thành viên dự họp, thư ký cần tóm tắt ngắn gọn, toát lên được ý tứ của người nói.
Để đảm bảo tính pháp lý như mọi biên bản khác, biên bản họp BCH công đoàn cơ sở cần có đầy đủ chữ ký của chủ tọa và thư ký. Biên bản cũng cần phải được lưu lại trong hồ sơ công đoàn cơ sở.
Nội dung cụ thể của biên bản họp BCH công đoàn cơ sở cần đảm bảo
Phần mở đầu
– Ghi đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm ngày tháng lập biên bản.
– Tên công đoàn cấp trên trực tiếp và tên công đoàn cơ sở, số biên bản họp BCH công đoàn cơ sở.
– Tên biên bản họp BCH công đoàn cơ sở (lần 1, tháng mấy…)
Phần nội dung chính
– Đề cập đủ và rõ ràng về thời gian bắt đầu cuộc họp, địa điểm họp.
– Điểm danh thành phần tham dự cuộc họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở, ghi rõ: tổng số, số lượng có mặt, số người vắng mặt thì ghi rõ tên và lý do.
– Tên Chủ tọa cuộc họp (thường là Chủ tịch công đoàn) và thư ký (thường do chủ tọa cuộc họp chỉ định nhưng phải nằm trong Ban chấp hành công đoàn cơ sở).
– Nội dung cuộc họp nên ghi cụ thể và theo trình tự, có thể kể ra như
- Sinh hoạt các văn bản chỉ đạo, chế độ chính sách mới ban hành.
- Sơ kết tháng, quý.
- Đưa ra chương trình hoạt động tháng, quý tới.
- Các ý kiến thảo luận, đóng góp (Thư ký cuộc họp ghi tóm tắt nội dung mỗi ý kiến).
- Chủ tọa cuộc họp tiếp thu, ghi nhận, giải trình các ý kiến và kết luận.
- Thông qua dự thảo Nghị quyết (nếu là hội nghị), ghi rõ số lượng và tỉ lệ biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc đoàn viên không có ý kiến.
Phần cuối
– Thư ký ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp và ký tên vào biên bản
– Chủ tọa cuộc họp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Tải mẫu biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở
Phần cuối bài viết, chúng tôi xin gửi các bạn tham khảo mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất hiện nay!
Tải mẫu biên bản họp BCH Công đoàn cơ sở mới nhất tại đây