Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Cùng EVBN đi giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới nhé. Bạn hiểu và biết gì về ngày truyền hình thế giới? Ngày truyền hình thế giới là ngày mấy tháng mấy? Ngày truyền hình thế giới có ý nghĩa như thế nào? Các nước trên thế giới hiểu và hưởng ứng ngày truyền hình thế giới ra sao? Những thắc mắc về ngày truyền hình thế giới sẽ được giải đáp qua nội dung dưới đây.

Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Ngày 21 tháng 11 hằng năm được lấy là ngày truyền hình thế giới. Sự kiện ngày truyền hình thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996. Tuy nhiên có một số quốc gia phản đối vì họ cho rằng đã có 3 ngày dành cho truyền hình như tự do báo chí, ngày viễn thông thế giới và ngày thông tin phát triển thế giới. Thêm một ngày kỉ niệm cho truyền hình cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Truyền hình là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử. Truyền hình đáp ứng được cho chúng cả 2 nhu cầu nghe và xem( quan sát, nhìn). Hình ảnh, video thì được chiếu lên màn hình, âm thanh thì được phát qua loa. Truyền hình còn được gọi là ti vi, hay còn được gọi là truyền hình vô tuyến.

Dấu mốc phát triển sự kiện ngày truyền hình thế giới

Việc phát triển truyền hình bắt đầu từ Mỹ, bắt đầu phát triển truyền hình từ năm 1930 và phát triển thực sự ở thời điểm năm 1950. Hãy cùng điểm qua một số dấu mốc đánh dấu sự phát triển truyền hình thế giới.

  • Nhà nghiên cứu người Đức có tên là Heinrich Hertz, ông đã chứng minh những tính chất của sóng điện từ vào năm 1887
  • Nhà nghiên cứu người Pháp tên là  Edouart Branly, nhà nghiên cứu người Anh tên là Oliver Lodge. Nhà nghiên cứu người Nga tên là Alexandre Popov, là nhwungx người đã tham gia hoàn chỉnh điện báo vô tuyến trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến năm 1895.
  • Guglielmo Marconi là nhà nghiên cứu người Ý. Ông đã ứng dụng những công trình nghiên cứu về vô tuyến điện vào năm 1895.
  • Khoảng thời gian 3 năm 1899 Vấn đề liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời tại Anh và pháp có độ dài 46km.
  • Nhà nghiên cứu người Nga tên là Vladimir Zworykin. Ông đã phát minh ra ống iconoscop. Ông đã chứng minh rằng có thể biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện vào năm 1923.

Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Những thành tựu nghiên cứu thành công truyền hình thế giới

  • Chương trình trình chiếu hình đầu tiên của đài truyền hình BBC được thực hiện bởi nhà nghiên cứu John Baird về quét cơ học vào năm 1929.
  • Thời gian vào tháng 4/1931: Chương trình trình chiếu đầu tiên được thực hiện tại Pháp bởi nhà nghiên cứu của René Barthélemy.
  • Nhà nghiên cứu Vladimir Zworykin đã hoàn thành nghiên cứu về  iconoscop và bắt đầu thực hiện ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình vào năm 1934.
  • Vào năm 1935 quốc gia Pháp đặt máy phát sóng trên tháp Eiffel
  • Năm 1936: Thế vận hội Berlin được phát sóng tại một số thành phố lớn.

Thời kì truyền hình phát triển sau chiến tranh thế giới lần thứ 2

  • Năm 1939: Liên Xô phát sóng trình chiếu chương trình truyền hình hàng ngày.
  • Năm 1941: Quốc gia Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với bộ phân giải của mình.
  • Kết quả nghiên cứu của Henri de France đã thành công, được Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét vào năm 1948.
  • Chương trình truyền hình đầu tiên bằng điều biến tần số được đài RTF phát vào năm 1954.
  • Truyền hình cuộc tranh cử cuốc tranh luận kênh truyền hình của 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey được ghi hình bởi hãng Ampex vào năm 1956.

Thời kì phát triển truyền hình từ năm 1964 đến năm 1992

  • Vào năm 1964: Vệ tinh đầu tiên mang tên Early Bird được phóng lên quỹ đạo.
  • Vào năm 1965: thời điểm này diễn ra cuộc thi đấu tại Châu Âu giữa truyền hình màu SECAM của Pháp và PAL của Đức.
  • Vào năm 1967 Chương trình truyền hình màu tại Pháp và Liên Xô xây dựng hoàn thành.
  • Truyền hình Đổ bộ lên mặt trăng của tàu APollo 11 được truyền hình trực tiếp qua truyền hình Mondovision vào năm 1969.
  • Năm 1970: Viễn thông quốc tế giới thiệu các loại băng hình video cho công chúng và phân chia các sóng truyền hình centinmet cho các quốc gia.
  • Năm 1992 đây là giai đoạn bùng nổ nhất của thế giới, truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực và phát triển đến ngày nay.

Việt Nam cùng phát triển sự kiện ngày truyền hình thế giới như thế nào?

Trước khi chương trình truyền hình phát triển như hiện tại

Vào năm 1970 ngày 07 tháng 9, chương trình truyền hình thử nghiệm được thử nghiệm tại Việt Nam được phát sóng. Thời gian tháng 1 năm 1968 phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định cho phép thành lập “Xưởng phim vô tuyến truyền hình  Việt Nam”.

Đêm 30 tết năm 1971, người dân thủ đô Hà Nội xem chương trình truyền hình vô tuyến lần đầu tiên. Lần đầu tiên ra mắt lại là đêm 30 tết nên khá là đa dạng và hấp dẫn. Mỗi chương trình có thời gian là 30 phút, bao gồm thời sự, phát sóng phim truyền hình, phim tài liệu được chiếu lên tường. Do những hạn chế về mặt thiết bị kĩ thuật nên đã dùng hình thức phát trực tiếp. Tuy nhiên nó cũng mang lại những thành tựu đáng trân trọng.

Giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Sau khi thành công thử nghiệm, Tiếp tục phát sóng chương trình truyền hình vào mỗi tối thứ 2. Mỗi buổi tối được phát sóng với thời lượng 2 tiếng rưỡi, và bốn buổi tối một tuần. Những bộ phim tài liệu được ra đời vào thời điểm năm 1972 khi Mỹ đang dáng phá liên tục, tàn ác, và khốc liệt. Một số bọ phim được phát sóng trong thời gian này: Hà Nội- Điện Biên Phủ, Tiếng trống trường, những tác phẩm giành được nhiều giải thưởng của Quốc tế và trong nước.

Sự kiện chương trình truyền hình ở thời điểm hiện tại

Qua rất nhiều giai đoạn lịch sử Truyền hình Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. Thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 1998 Đài truyền hình Việt Nam tách kênh VTV1,2,3. Mỗi kênh sẽ phát sóng trên từng lĩnh vực khác nhau. VTV1 sẽ phát sóng về nội dung chính trị- kinh tế- xã hội. VTV2 sẽ phát sóng về lĩnh vực giáo dục, khoa học. Và VTV3 sẽ phát sóng các chương trình giải trí văn hóa, thể thao, kinh tế.

Sau khi miền Nam thống nhất đất nước thì có thêm một số đài truyền hình ở các tỉnh. Chẳng hạn như ở tỉnh Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Huế. Hiện tại, Việt Nam có một đài truyền hình quốc gia, 5 đài truyền hình khu vực. Đồng thời ở 64 tình thành đều có đài phát thanh truyền hình địa phương.

Tổng kết về bài viết giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới

Qua bài viết về giải mã sự kiện ngày truyền hình thế giới mà chúng tôi đã viết. Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết giải mã sự kiện ngày truyền hình mà chúng tôi đã đề cập. Qua bài này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về ngày truyền hình quốc tế. Bạn đọc biết được ngày truyền hình quốc tế là ngày nào? Và biết được ý nghĩa của ngày truyền hình thế giới là gì? Bên cạnh đó biết được quá trình hình thành và phát triển của chương trình truyền hình.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *