Làm gì để hiểu hơn về ngày quốc tế không bạo động là ngày gì? Không bạo động là gì?Ngày quốc tế không bạo động là ngày bao nhiêu? Bạn có biết ai là người đã ra đời chiến lược” Bất bạo động” không? Sự nghiệp và quá trình lãnh đạo của ông như thế nào? Ý nghĩa của ngày quốc tế không bạo động là gì? Việt Nam hưởng ứng ngày quốc tế không bạo động ra sao? Hãy đọc nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời mà bạn đang kiếm tìm nhé.
Hiểu hơn về ngày quốc tế không bạo động
Ngày quốc tế không bạo động được lấy là ngày 02/10 hằng năm. Lấy ngày quốc tế bạo động là ngày 02/10 vì đây là ngày sinh của người tiên phong chiến lược không bạo động.
Không bạo động là một thuật ngữ hoặc một chiến lược nhằm thay đổi xã hội mà không phải dùng đến bạo lực. Vì vậy, không bạo động là cách đấu tranh thụ động chịu đựng sự đàn áp của phe đối lập kể cả bằng vũ trang. Người tham gia đấu tranh không bạo động sẽ dùng nhiều phương pháp như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bất phục tùng, hành động không bạo động trực tiếp và phát biểu trên thông tin đại chúng.
Lý do ra đời ngày phòng quốc tế không bạo động là bởi lẽ muốn dùng phương pháp này lấy số đông để gây áp lực và hóa giải một số thế lực.
Sự nghiệp và quá trình lãnh đạo của người tiên phong chiến lược không bạo động
Mahātmā Gāndhī sinh ngày 02/10/ 1869 và ông bị ám sát vào ngày 30 tháng 1 năm 1948. Mohandas Karamchand Gandhi là tên gọi đầy đủ của Ông. Chính ông là người đã giành lại độc lập tự do cho Ấn độ. Là người anh hùng của biết bao thế hệ con dân Ấn Độ. Ông là người chỉ đạo kháng chiến chống chế độ thực dân Anh. Ông là người luôn luôn phản đối bạo động chỉ muốn dùng tiêu chuẩn đạo đức. Và ông là người đã ra đời chiến lược không bạo động. Nguyên lý không bạo động của ông đã được thông qua và được lan truyền khắp các nước trên thế giới. Chính nhờ nguyên lý này mà ảnh hưởng lớn đến nhiều cuộc chiến tranh bạo động đến ngày nay.
Mahatma Gandhi là người đã dìu dắt nhân dân Ấn Độ giành độc lập. Ông chính là nguồn cảm hứng để phong trào bất bạo động vì dân quyền và thay đổi xã hội trên toàn thế giới. Cả cuộc đời mình, Ông Gandhi vẫn đặt niềm tin và cam kết vào bất bạo động ngay cả trong điều kiện áp lực. Bên cạnh đó ông còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách những không thể vượt qua. Nguyên tắc không bạo động hay còn gọi là phản kháng không bạo động- từ chối việc sử dụng bạo lực thể chất để đạt được sự thay đổi về xã hội chính trị.
Hình thức đấu tranh xã hội này được nhân dân trên khắp các quốc gia trên thế giới áp dụng trong các chiến dịch đòi hỏi quyền lợi.
Hiểu hơn về phương pháp chiến lược không bạo động là gì?
Tuyên truyền và thuyết phục
Đây là hình thức được thực hiện hiện bởi một nhóm người thực hiện hành động với cùng một mục đích phản đối điều gì đó. Khi thực hiện phương pháp này mục đích của những nhóm người đó là gây sự chú ý cho dư luận. Tập thể này gửi thông điệp tới dư luận, phe đối lập hoặc những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó. Tuyên truyền và thuyết phục gồm các hình thức như đọc diễn văn, nói chuyện trước dư luận.
Phương pháp không hợp tác đây
Đây là một sự không hợp tác có chủ đích. Mục tiêu của việc này gây trở ngại và khó khăn hoặc làm tạm dừng kinh doanh. Hoặc gây ảnh hưởng đến một hệ thống chính trị nào đó. Phương pháp này gồm các hình thức như đình công, tẩy chay, không phục tùng hay không hợp tác nộp thuế. Đồng thời đi kèm một số hành động khác.
Không bạo động can thiệp
Đây là hình thức không bạo động trực tiếp so với lên tiếng và không hợp tác. Không bạo động can thiệp có thể phòng ngự duy trì một tổ chức hoặc tấn công như xâm nhập vào khu vực phe đối lập. Hình thức can thiệp đó là ngồi biểu tình, chặn đường, tuyệt thực, diễu hành bằng phương tiện giao thông và chia sẻ quyền lực. Chiến thuật phải được cân nhắc, xem xét đến tình hình chính trị và đặc điểm văn hóa cũng như phải theo chiến lược hoặc kế hoạch nhất định. Gene Sharp là một trong những nhà nghiên cứu chính trị và nhà đấu tranh không bạo động. Ông đã viết một số phương pháp đấu tranh không bạo động. Trong số đó có một danh sách viết ra 198 phương pháp đấu tranh.
Đấu tranh không bạo động hay phản kháng không bạo động
Đây đều là hình thức đấu tranh không dùng vũ khí nhưng có lực lượng tham gia đông đảo và chính nghĩa. Đây là sức mạnh tập thể để gây áp lực và hóa giải thế lực khác mạnh hơn rất nhiều lần.
Hiểu hơn về ý nghĩa của ngày quốc tế không bạo động là gì?
Ngày quốc tế không bạo động nhằm nhắc nhở mọi người ghi nhớ, học tập người anh hùng Mahatma Gandhi. Ông chính là người tiên phong ra chiến lược không bạo động. Để không ngừng đề cao giá trị, đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi người trên thế giới. Cùng một mục tiêu xây dựng cuộc sống chung sống hòa bình. Cả cuộc đời sống của Mahatma Gandhi luôn sống và phản đối những cuộc đấu tranh với hình thức bạo lực.
Nguyên lí không bạo động được Gandhi đề xướng được lan truyền sang các nước khác. Và được áp dụng đến ngày nay. Để hướng tới một cuộc sống hòa bình chúng ta cần phải phản đối chiến tranh bằng bạo lực. Muốn toàn cầu hóa phát triển thì con người phải chung sống trong sự hòa bình, khoan dung. Dù là quyền công dân hay là nguồn cảm hứng cho dân tộc hay cải cách xã hội. thì Gandhi vẫn là nguồn cảm hứng cho phong trào không bạo động.
Thời điểm dịch bệnh Covid đang diễn biến vô cùng căng thẳng. Việc chúng ta cần làm bây giờ không phải đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho bất cứ quốc gia nào. Mục đích chung chúng ta cần phải hướng đến là cùng nhau đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh ra phía xa. Ngày nay chủ trương hưởng ứng ngày quốc tế không bạo động là hòa bình, niềm tin. Ban thư kí liên hợp quốc gửi yêu cầu tạm thời ngừng bắn, trên toàn thế giới. Việc ngừng bắn sẽ làm giảm bớt đau khổ. Để giảm thiểu nguy cơ đối mặt với những khó khăn và khổ đói.
Tổng kết về bài viết hiểu hơn ngày quốc tế không bạo động
Qua nội dung bài viết hiểu hơn ngày quốc tế không bạo động đã cập nhật ở trên. EVBN hy vọng rằng bạn biết được ngày quốc tế không bạo động là ngày 02/10 hàng năm. Bên cạnh đó bạn biết được ngày quốc tế không bạo động có ý nghĩa như thế nào? Đồng thời Việt Nam hưởng ứng ngày quốc tế không bạo động nhiệt tình như thế nào? Chúc bạn đọc có một ngày làm việc thành công trong công việc của mình.