Đại dương chiếm khoảng hơn 70% bề mặt Trái Đất. Và được nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2. Nó chứa 97% lượng nước trên hành tinh này thuộc về đại dương. Đại dương được xem như “lá phổi” của hành tinh, bởi nó cung cấp hầu hết lượng oxy cho toàn bộ hành tinh. Ngoài ra, môi trường biển và đại dương còn cung cấp cho lục địa một lượng hơi nước rất lớn. Để sinh ra mây, mưa để duy trì cuộc sống con người, sinh vật trên Trái Đất. Và nó còn có tác dụng điều hòa khí hậu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày đại dương thế giới.
Ngày đại dương thế giới là ngày nào?
Biển và đại dương là kho tài nguyên vô tận với rất nhiều loài động thực vật. Nó cung cấp một lượng lớn khoáng sản, khoáng chất dạng muối, đặc biệt là dầu khí. Biển còn cung cấp năng lượng gió và thủy triều. Biển và đại dương là con đường giao thông vận tải có ý nghĩa rất quan trọng. Khối lượng vận tải qua đại dương lớn hơn bất kỳ phương tiện nào khác trên không và trên lục địa.
Vì vậy, đại dương là một phần vô cùng quan trọng của Trái Đất. Nó cung cấp hầu hết những thứ thiết yếu để biến Trái Đất trở thành một hành tinh có thể duy trì được sự sống. Quản lý cẩn thận nguồn tài nguyên thiết yếu với toàn cầu này là một trong những điều cần thiết. Nhằm để xây dựng một tương lai trái đất bền vững. Chính vì lý do đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 8/6 hằng năm làm Ngày Đại dương Thế giới.
Lịch sử hình thành Ngày Đại dương Thế giới
Ngày Đại dương Thế giới được sáng kiến lần đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất các nước ở Rio de Janeiro (Brazil). Sau đó nó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế Đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha).
Ngày Đại dương Thế giới được coi là sự kiện duy nhất nhằm tôn vinh Đại dương Thế giới. Cũng là để bày tỏ mối quan tâm gắn bó của loài người với biển, đại dương vì tương lai của chính họ. Mục tiêu chung của việc tổ chức Ngày Đại dương Thế giới đó là nâng cao nhận thức của công chúng. Và các nhà hoạch định chính sách về vai trò của biển và đại dương trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra còn cổ vũ các hành vi tích cực “vì sự bền vững của biển cả”.
Ngày Đại dương Thế giới mang lại cơ hội cho mỗi người trong chúng ta tham gia. Vào việc bảo vệ tương lai của môi trường, thông qua những hoạt động quảng bá. Cùng với việc phản đối các hành động đánh bắt và tiêu dùng. Đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Năm 2019, Liên Hợp Quốc đã lựa chọn chủ đề “Giới và Đại dương”. Để kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc đại dương xanh. Bằng cách là kết nối, lan tỏa và truyền cảm hứng hướng tới bình đẳng giới. Và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới trong tất cả lĩnh vực liên quan đến đại dương để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs) của LHQ đến năm 2030.
Tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường biển
Trước đây, con người chúng ta cho rằng vì đại dương rất rộng và sâu. Vậy nên những tác động của việc xả thải xuống biển sẽ chỉ gây hậu quả rất nhỏ. Nhưng điều này đã được khoa học chứng minh là không đúng. Cả bốn đại dương đã đều phải gánh chịu những hậu quả từ con người. Tốc độ tàn phá biển và đại dương đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua.
Cuộc sống của đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và hậu quả đó là toàn bộ hệ sinh thái biển đang có nguy cơ suy giảm. Đơn giản là bởi các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của con người.
Ngày nay, ô nhiễm môi trường biển và đại dương đang được báo động đỏ. Chính bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải ra biển đang tiến triển rất nhanh. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống dưới biển, bên cạnh việc xả rác. Và chất thải rắn thì còn có hiện tượng rò rỉ dầu hay các sự cố tràn dầu của các tàu thuyền chiếm 50% nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển.
Trong đó, nhựa là yếu tố phổ biến nhất được tìm thấy trong các đại dương. Nó có hại cho môi trường vì rất khó bị phân hủy và thường được các động vật biển xem là thức ăn. Nhựa biển đã khiến đại dương gặp những nguy hiểm nghiêm trọng. Đến năm 2050, ước tính khối lượng nhựa sẽ lớn hơn khối lượng cá ở trên biển. Các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương đóng góp nhiều nhất vào ô nhiễm nhựa trên biển.
Việt Nam và Ngày Đại dương Thế giới
Là một trong các quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài. Các năm qua, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và tham gia có trách nhiệm trong việc giữ gìn màu xanh của biển. Trong tất cả các hoạt động liên quan đến Ngày Đại dương Thế giới. Thì Việt Nam là một trong những nước tham gia từ rất sớm, với nhiều hoạt động cả ở trong nước và quốc tế.
Qua bài viết này mong rằng các bạn đã hiểu hơn về ngày Đại dương thế giới. Từ đó có những hành động dù là nhỏ nhất để góp phần giảm ô nhiễm môi trường biển.