Trong số chúng ta, không ai là không biết đến nhân vật này. Bà là người có ảnh hưởng lớn trong vật lý hiện đại. Nhiều kiến thức vật lý mà ta biết bây giờ là công lớn của nhân vật này. Giờ chúng ta hãy đến tìm hiểu xem nhà vật lý học Marie Curie là ai nhé.
Nhà vật lý học Marie Curie là ai
Marie sinh ngày 17/11/1867 tại Warsaw, thủ đô Ba Lan. Ngay từ nhỏ bà đã bộc lộ tư chất thông minh hiếm có. Bà không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, thử thách nào để đến với thế giới khoa học của mình. Vì Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học. Bà Marie Sklodowska đành phải học tại “Trường đại học lưu động” do một số trí thức yêu nước bí mật ở Ba Lan lập ra.
Bà là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan. Bà nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel. Đặc biệt hơn khi 2 giải Nobel đó trong hai lĩnh vực khác nhau. Đó là lý do bà được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Cuộc đời của bà là một câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại.
Cuộc đời của nhà vật lý học Marie Curie
Thuở đi học
Thuở đi học, Marie luôn giữ vị trí đứng đầu ở trường. Đáng buồn thay, những thành tích ấy không thể giúp bà vào được Đại học Warsaw. Bởi vốn dĩ ngôi trường này chỉ dành cho nam sinh. Sau đó bà tiếp tục sự nghiệp học hành ở một “trường đại học chui”. Đây là một trường học với các lớp bí mật dưới lòng đất.
Marie thành công đến với Paris hoa lệ. Đó cũng là nơi bà theo học tại Đại học Sorbonne. Sau những nghiên cứu không ngừng nghỉ. Không những thế cùng với chế độ ăn uống thiếu thốn. Bà chỉ có bánh mì phết bơ và trà cho mỗi bữa ăn nên Marie thường gặp những vấn đề về sức khỏe. Hai năm sau đó, bà nhận bằng thạc sĩ vật lý và tiếp tục hoàn thành chương trình hóa học.
Trong khoảng thời gian nà thì bà tham gia một nghiên cứu về các loại thép và đặc tính từ của chúng. Bà có cơ hội này là nhờ một người quen giới thiệu với nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie. Ông lúc đó đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để thực hiện thí nghiệm. Khoa học trở thành cây cầu nối cho hai nhà nghiên cứu. Không lâu sau, Marie chấp thuận lời cầu hôn của Pierre Curie và đổi tên là Marie Curie.
Thuở trưởng thành
Hai năm sau đám cưới, Marie Curie sinh con gái đầu lòng. Cùng lúc đó bà chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý. Bà đã chọn hiện tượng phóng xạ của Urani làm đề tài. Phải khó khăn lắm hai vợ chồng Pierre Curie mới có được một gian hầm ẩm thấp. Đó là nơi để làm phòng thí nghiệm. Với hàng ngàn phép tính toán và đo đạc mỗi ngày không ngừng nghỉ.
Năm 1906, một tai họa đã xảy đến với Marie Curie. Trên đường tới Viện Hàn lâm khoa học, Pierre bị tai nạn và qua đời. Marie Curie không chỉ mất đi người chồng, mà còn mất đi một chiến hữu khoa học. Chồng là một chỗ dựa vững chắc trên con đường vươn tới đỉnh cao khoa học của bà.
Một năm sau, Marie thay thế chồng giảng dạy tại Trường đại học. Bà trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở Trường đại học Paris. Với nghị lực phi thường và đáng nể của mình. Bà vừa phải nuôi hai con nhỏ, vừa đảm đương công việc dạy học và nghiên cứu khoa học. Năm 1911 bà lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định trao tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Những ngày tháng đỉnh cao
Năm 1914, bà được làm Giám đốc Viện Radi. Đây là nơi đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie cùng con gái là đã ra sức ứng dụng tia này để cứu người.
Năm 1921 trên cương vị Giám đốc Viện Radi. Bà cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram chất Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong thư rằng đó là món quà để tiến hành nghiên cứu khoa học. Chứ không phải để làm tài sản riêng cho bản thân.
Năm 1922, bà được đề cử làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm, Ủy ban Quốc tế của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch. Bà xem như đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.
Ngày 14 tháng 7 năm 1934, Marie Curie đột ngột qua đời. Cái chết được cho là do bà bị trúng độc Radi. Do tiếp xúc bức xạ trong thời gian dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng.Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh người chồng Pie Curie.
Sự nghiệp của nhà vật lý học Marie Curie
Bà là nữ bác học là người đầu tiên giành và chia sẻ 2 giải Nobel. Năm 1903 bà nhận giải Nobel vật lý cùng chồng và Henri Becquerel. Đó là giải Nobel về các nghiên cứu về bức xạ. Tám năm sau, Marie tiếp tục đoạt giải Nobel hóa học. Lần này là nhờ khám phá ra 2 nguyên tố hóa học radium và polonium. Marie Curie trở thành “ngôi sao sáng” của giới khoa học khi đoạt hai giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium như bao người khác. Bà đã để cho các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Sau bài viết chi tiết trên, chắc hẳn bạn đã biết nhà vật lý học Marie Curie là ai. Bà là một vĩ nhân, là một thiên tài của khoa học thế giới. Cả thế giới sẽ luôn ghi nhớ những đóng góp của bà.