Đề cương giới thiệu luật kế toán

Với mục đích thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý hiệu quả. Quốc Hội đã thông qua Luật kế toán ngày 20/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật kế toán sẽ giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính. Nó cũng cần cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch. Đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Chính vì độ quan trọng của nó như vậy nên chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn đề cương giới thiệu luật kế toán qua bài viết dưới đây.

Sự cần thiết của đề cương giới thiệu luật kế toán

Việc sửa đổi bổ sung Luật kế toán 2003 là hết sức cần thiết do những hạn chế đã chỉ ra ở Luật này. Việc này sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán. Luật kế toán 2015 đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực kế toán. Như vậy sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc tuân thủ quy định kế toán.

Đề cương giới thiệu luật kế toán có mục đích nâng cao chất lượng của công tác kế toán. Đảm bảo có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện hiện tại. Nhưng vẫn cần có sự quản lý của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

Việc sửa đổi bổ sung Luật kế toán sẽ tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng kế toán, đảm bảo nguyên tắc công khai và minh bạch. 

Đề cương giới thiệu luật kế toán

Quan điểm chỉ đạo khi ban hành Luật kế toán

Đề cương giới thiệu luật kế toán giúp quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước. Về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đây sẽ hình thành từng bước cơ chế chính sách, công cụ quản lý kinh tế – xã hội. Và trong Luật cũng xác định rõ kế toán là công cụ để phản ánh biến động nguồn vốn, tài sản của quốc gia. Doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và trung thực. 

Luật kế toán 2015 chỉ bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết, khắc phục bất cập của Luật 2003. Trong công tác thực thi luật, đảm bảo tính khả thi, khả năng giám sát của Nhà nước. Đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhà nước sẽ nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán. Từ đó áp dụng một cách phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.

Tuân thủ đúng pháp Hiến pháp năm 2013, thống nhất với Luật đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp và các luật, quy định hiện hành. 

Bố cục của Luật kế toán

Luật kế toán 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều từ luật kế toán 2003 gồm 6 chương, 74 điều:

  • Chương 1: Những quy định chung (gồm 15 điều, từ Điều 1 đến Điều 15). 
  • Chương 2: Nội dung công tác kế toán (gồm 06 mục, 33 điều, từ Điều 16 đến Điều 48). 
  • Chương 3: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán (gồm 08 điều, từ Điều 49 đến Điều 56). 
  • Chương 4: Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (gồm 14 điều, từ Điều 57 đến Điều 70). 
  • Chương 5: Quản lý nhà nước về kế toán (gồm 01 điều là Điều 71) quy định quản lý nhà nước về kế toán.
  • Chương 6: Điều khoản thi hành (gồm 03 điều, từ Điều 72 đến Điều 74) quy định về hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp và quy định chi tiết.

Các điều khoản được sửa đổi, bổ sung

Điều 1 và điều 2 được sửa đổi về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Điều 8 về đối tượng kế toán và điều 6,7 về nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán.

Từ điều 16 đến điều 33 về chế độ kế toán, điều 30 về báo cáo tài chính nhà nước. Các hành vi bị cấm tại điều 13 và điều 39 về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Điều 50, 55 về trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán, kế toán trưởng.

Điều 32 về việc tăng cường tính công khai, minh bạch. Từ điều 57 đến điều 69 về kinh doanh dịch vụ kế toán. Điều 70 về tổ chức nghề nghiệp kế toán và điều 71 về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kế toán.

Tổ chức thực hiện đề cương giới thiệu luật kế toán

Để có thể triển khai thực hiện tốt Luật kế toán năm 2015. Bộ Tài chính cần nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các Nghị định:

  • Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong lĩnh vực kế toán
  • Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong hoạt động kinh doanh
  • Nghị định hướng dẫn về kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đơn vị khác.

Bộ Tài chính cần tổ chức giới thiệu, tập huấn, phổ biến Luật thông qua các cơ quan báo chí. Kể cả các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính. Việc phổ biến Luật này rất cần thiết với các doanh nghiệp sẽ là đối tượng. Họ sẽ chịu sự tác động trực tiếp của Luật kế toán 2015. 

Trên đây là đề cương giới thiệu luật kế toán, cảm ơn các bạn đã theo dõi thông tin trên. Mong rằng nó sẽ giúp ích trong các công việc và giúp bạn có phương án hoạt động kinh doanh tốt nhất. Chúc các bạn sẽ thành công trong các hoạt động kinh doanh về tài chính và kế toán.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *