Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính xác, đầy đủ chi tiết nhất

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khi nhắc đến khái niệm “vĩ nhân”, hay gọi một ai đó là “vĩ nhân” thì người đó phải rất vĩ đại. Bởi lẽ, không phải ai mà chúng ta có cũng có thể gọi từ đó được. Nhưng thế nào mới được gọi là vĩ nhân? Là một người thay đổi thay đổi thế giới? Là một người được nhận nhiều giải thưởng lớn trên thế giới? Hay đơn giản chỉ là một con người giản dị cứu một dân tộc khỏi ách đô hộ của giặc xâm lược. Nhắc đến đây, chắc mọi người cũng biết mình sẽ nhắc đến ai. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Cuộc đời của Bác, từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt đã bôn ba như nào để có thể gọi là “vĩ nhân”? Là một nhà quân sự tài ba, và cũng là lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Mọi người hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây nhé!

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay được chúng ta gọi với cái tên gần gũi là Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Người sinh ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là một người con của những điệu hò xứ Nghệ. 

Ngày sinh của bác do không nhớ chính xác, nên bác đã lấy ngày Thành lập mặt trận Việt Minh làm ngày sinh của chính mình. Tức ngày 19/05/1980.

Tiểu sử, cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ nhỏ đã sinh ra và được giáo dục trong gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc

    Từ khi sinh ra, Bác đã được giáo dục trong một gia đình nho yêu nước sâu sắc. Và mạnh mẽ chống giặc ngoại xâm. Từ lâu, vì sinh ra trong thời chiến nên thanh niên yêu nước Nguyễn Sinh Cung đã nung nấu ước muốn giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị. Song, vì thương cho sự khổ cực của đồng bào dưới sự cai trị tàn bạo của Pháp. Nên tháng 6/1911, Hồ Chí Minh, hay đúng hơn là Nguyễn Tất Thành (tên của Bác lúc còn thời thanh niên) đã lên con tàu Tơrevin (làm phụ bếp trên tàu và lấy tên Văn Ba). Cất bước ra đi, tìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam

30 năm bôn ba đầy gian nan ở xứ người!

    Từ năm 1912-1917, tên Nguyễn Tất Thành dần được dùng nhiều hơn. Gần như ở mọi châu lục, như là ở những châu Á, Âu, Mỹ, Phi. Để che giấu thân phận về một hoài bão lớn lao, Bác đã sống hòa nhập với người dân lao động ở mọi nơi đi qua. Từ đó, thấu hiểu được những nỗi đau khổ của các dân tộc trên thế giới, Bác dần dà tìm ra con đường giải phóng dành cho dân tộc Việt Nam khỏi thực dân Pháp. 

Thời gian 10 năm đầu

    Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành hoạt động trên con đường Việt Kiều và phong trào công nhân Pháp tại Pari.

    Năm 1919, Người lấy tên mới là Nguyễn Ái Quốc. Thay mặt cho người dân Việt Nam, người đàn ông 29 tuổi đã gửi một bản yêu sách tới hội nghị Versailles (Pa-ri, Pháp). Để đòi quyền tự do cho đất nước ta nói riêng và cho các nước thuộc địa nói chung.

    Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ XVII Đảng xã hội Pháp. Và bỏ một phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (còn gọi là Quốc tế Cộng sản). Rồi Bác trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó, Bác từ một người yêu nước thành một người cộng sản.

    Năm 1921, Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa được Người tham gia và đồng sáng lập. Tháng 4/1922, sản xuất tờ báo bằng tiếng Pháp đầu tiên mang tên “Người cùng khổ” (Le Paria). Mục đích là kêu gọi quần chúng nhân dân cùng nhau thoát khỏi giai cấp thống trị. Bên cạnh đó, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” cũng được xuất bản năm 1925 để nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân. Từ đó, thúc giục tinh thần nổi dậy đấu tranh giành giải phóng của quần chúng nhân dân.

     Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến Liên Xô. Rồi làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, được bầu cử vào Hội đồng Quốc tế nông dân.

    Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Sau đó, trực tiếp mở lớp để đào tạo Cách mạng.

Thời gian 20 năm sau

    Tháng 5/1927, Người rời Quảng Châu đi đến thủ đô Mát-xcơ-va (Liên Xô), sau đó đặt chân đến Berlin (Đức). Rồi tới Brúc-xen (Bỉ) để tham dự Đại hội đồng Liên Hoàn chống chiến tranh Đế quốc. rồi từ Ý về châu Á.

    Tháng 6/1931, bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông đến năm 1933 mới được thả tự do.

    Tháng 10/1938, Người từ Liên Xô sang Trung Quốc. Liên lạc với tổ chức Đảng ở quê nhà và chuẩn bị về nước.

    Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc chính thức đặt chân trên đất mẹ Việt Nam. Và quay lại quê hương sau 30 năm xa cách.

Các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Cứ tới gần những ngày 19/5 hằng năm, các sự kiện để tưởng niệm Bác Hồ vĩ đại lại được tổ chức. Nhân dân cả nước đều vui mừng hưởng ứng tích cực. Trong đó, có thể kể đến:

    Ngày 15/5/2020, Tỉnh ủy An Giang tổ chức trao Huy hiệu Đảng tặng 24 đồng chí đại cho 205 Đảng viên nhận huy hiệu Đảng. Nhằm chúc mức cho 130 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch. Cũng cùng hôm đó, Thành đoàn tại Hà Nội tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến cho những ai đạt danh hiệu “Tuổi trẻ thủ đô làm theo lời Bác”. Sáng cùng ngày và cùng tại thủ đô, Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong.

    Cũng cùng năm đó, tỉnh Hải Dương đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp chúng ta”.

    Hay ở trường đại học Sư phạm ở tỉnh Thái Nguyên cũng đã triển khai triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất.”

    Ở thành phố Lâm Đồng (Đà Lạt), ban Tuyên giáo tỉnh ủy cũng đã cho triển lãm về các tư liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết ngày 21/5.

Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một nhà quân sự tài ba và là một vĩ nhân. Và là danh nhân văn hóa thứ 21 trên toàn thế giới. Không ngại gian khó mà đã giải phóng con dân Việt Nam khỏi ách đô hộ.  Xin chân thành gửi một lời cảm ơn đến vị chủ tịch đáng kính của nước ta.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *