Hợp đồng ủy quyền là gì? Các mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất

Khi giao kết hợp đồng, không phải bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào cũng có thể tham gia ký kết trực tiếp vì nhiều ý do khác nhau hoặc họ có thể ký kết nhưng lại không có đủ điều kiện để thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép người tham gia giao kèo hợp đồng được ủy quyền cho bên thứ 3 thay mình ký kết hoặc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Vậy hợp đồng ủy quyền là gì? Xử lý thế nào trong trường hợp vi phạm hợp đồng ủy quyền? Khi viết hợp đồng ủy quyền cần lưu ý những điểm gì? Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số vấn đề xung quanh loại hợp đồng này nhé!

Thế nào là hợp đồng ủy quyền?

Hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) là một mẫu hợp đồng dân sự. Hợp đồng này là văn bản pháp lý, hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, ghi nhận giao kèo về công việc bên ủy quyền giao cho bên nhận quỷ quyền thực hiện. Theo nội dung các điều khoản cam kết trong hợp đồng, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện mọi công việc dưới danh nghĩa của bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Cũng như những hợp đồng dân sự khác, HĐUQ được lập hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện giữa những người có đủ năng lực thực hiện hành vi, công việc cũng như các điều khoản ký kết giữa hai bên. Nội dung ủy quyền phải bảo đảm không trái pháp luật, không đi ngược đạo đức xã hội.

Theo thỏa thuận, bên nhận ủy quyền sẽ thay bên ủy quyền ký kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp được bên ủy quyền đồng ý hoặc được pháp luật cho phép, bên nhận ủy quyền cũng có thể ủy quyền cho một bên khác nhưng lưu ý rằng phạm vi công việc ủy quyền lại không được phép vượt quá so với ủy quyền ban đầu.

Hợp đồng ủy quyền là gì

Một số hợp đồng khác có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng bằng lời nói nhưng HĐUQ bắt buộc phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp hai bên thỏa thuận hoặc trong một số trường hợp cụ thể mà pháp luật có quy định.

HĐUQ sẽ chấm dứt trong các trường hợp: hết hạn hợp đồng, công việc ủy quyền được bên nhận ủy quyền hoàn thành trước thời hạn. Hợp đồng này cũng sẽ chấm dứt khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, chết hay tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng…

Xem thêm:

Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị chuẩn mới nhất

Tuyển chọn các mẫu hợp đồng dịch vụ thông dụng mới nhất

Vi phạm hợp đồng ủy quyền

Vi phạm HĐUQ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ, vượt quá những điều khoản về nghĩa vụ được hai bên thỏa thuận, ký kết trong HĐUQ trước đó.

Vi phạm HĐUQ chỉ được công nhận khi hợp đồng này đã được ký kết là hợp pháp, không có dấu hiệu lừa đảo, ép buộc; nếu không, hợp đồng coi như vô hiệu hóa.

Vi phạm HĐUQ được hiểu không chỉ dừng lại ở việc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hay thực hiện sai, thiếu mà còn ở hành vi gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng bên kia.

Bất kì bên nào đã ký kết mà vi phạm HĐUQ thì bên còn lại đều có quyền yêu cầu đối phương bồi thường hợp đồng, ngay cả trong trường hợp không phát sinh thiệt hại nào.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm HĐUQ, cách tốt nhất là nên thông báo cho đối tác, yêu cầu họ thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên kia không đồng ý thì mới đi đến bước bắt buộc hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường vi phạm hợp đồng.

Mẫu hợp đồng ủy quyền
Phần mở đầu của hợp đồng

Việc xử lý các vi phạm HĐUQ thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng trước đó. Nếu trong hợp đồng không có điều khoản này thì hai bên thỏa thuận cách xử lý vi phạm hay bồi thường hợp đồng. Cuối cùng, nếu tranh chấp phát sinh không thể giải quyết mới phải đưa ra tòa xử lý theo luật định.

Những lưu ý khi viết hợp đồng ủy quyền

Phần đầu trong HĐUQ: cần ghi rõ tên –  số hợp đồng, ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng

Phần nội dung chính cần đảm bảo một số điểm chính sau:

– Đảm bảo ghi chính xác thông tin của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

Nếu là cá nhân: họ tên, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú.

Trường hợp bên ủy quyền là vợ chồng, hộ gia đình hay nhiều thành viên thì cần cung cấp đủ thông tin cá nhân của tất cả các thành viên đó.

Trường hợp một trong hai hoặc cả hai bên là tổ chức, doanh nghiệp thì cần cung cấp đủ thông tin chung về tổ chức, doanh nghiệp đó và thông tin người đại diện: tên tổ chức, doanh nghiệp, mã số kinh doanh, địa chỉ trụ sở, các thông tin về người đại diện.

– Về phạm vi ủy quyền: ghi cụ thể nội dung công việc được ủy quyền

– Về thời hạn ủy quyền: là bao nhiêu thời gian, bắt đầu từ thời điểm nào đến thời điểm nào kết thúc. Trường hợp không ghi rõ thời hạn thì HĐUQ có hiệu lực 1 năm, tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực thi hành.

– Thù lao ủy quyền: do hai bên tự thỏa thuận nhưng cần ghi rõ định mức là bao nhiêu, thời hạn chi trả, phương thức thanh toán…

– Giao kết cần tập trung ghi rõ từng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, lưu ý đến:

+ Xử lý khi vi phạm hợp đồng

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng

+ Phương thức xử lý khi xảy ra tranh chấp

Phần cuối: nêu rõ ngày hợp đồng có hiệu lực, hai bên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu. Trường hợp hợp đồng có công chứng thì người chứng thực cần thêm phần lời chứng, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán xe
Mẫu hợp đồng khi mua bán xe

Tải mẫu hợp đồng ủy quyền

Cuối cùng, mình gửi các bạn tham khảo một số mẫu HĐUQ phổ biến hiện nay.

Mẫu 1: Hợp đồng ủy quyền mua bán xe Tải file word ngay

Mẫu 2: Hợp đồng ủy quyền công ty Tải file word ngay

Mẫu 3: Giấy ủy quyền một bên Tải file word ngay

Mẫu 4: Giấy ủy quyền nhận tiền Tải file word ngay

Hi vọng bài viết trên đây giúp ích các bạn phần nào quá trình tìm hiểu và ký kết loại hợp đồng thông dụng này!

 

 

 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *