Ngày nay, sổ kế toán được dùng để ghi chép và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ. Về kinh tế lẫn tài chính phát sinh theo tình hình cũng như trình tự thời gian của doanh nghiệp. Thông qua số liệu của doanh nghiệp, ta có thể thực hiện so sánh các số liệu với nhau. Để tìm ra cách giải quyết, khắc phục các vấn đề tài chính trong doanh nghiệp của bản thân. Sổ kế toán là phương tiện hữu ích để thực hiện công việc thống kê, kế toán. Thì các bạn phải được cấp trên hướng dẫn làm sổ sách kế toán.
Trong quá trình xử lý thông tin về các hoạt động kinh doanh của công ty. Các chứng từ chỉ phản ánh thông tin một cách rời rạc của từng hoạt động kinh tế riêng biệt nên vẫn chưa thực sự có tác dụng đối với công tác quản lý tổng hợp. Và cần tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên từng chứng từ vào sổ kế toán. Để có thể thấy rõ tình hình và kết quả hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Dưới đây là hướng dẫn làm sổ sách kế toán.
Các loại làm sổ sách kế toán cơ bản trong Doanh Nghiệp
Sổ sách kế toán là dụng cụ thiết yếu của toàn bộ công tác kế toán. Sổ của phần kế toán cần phải tổng hợp được các thông tin cần thiết cho việc kế toán. Các doanh nghiệp thường sử dụng sổ kế toán tổng hợp công cụ, vật liệu, tuỳ thuộc vào hình thức kế toán để có thể áp dụng tại doanh nghiệp.
- Sổ nhật ký chung: là cuốn sổ tổng hợp, ghi chép tất cả các số liệu kinh tế. Thống kê những phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho: đây được coi như một loại sổ quan trọng bậc nhất trong doanh nghiệp thương mại. Vì nó phản ánh rõ thống kê nhập – xuất – tồn của tất cả hàng hóa trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Sổ chi tiết hàng hóa: sổ này để nhập – xuất khi vào với số lượng lớn, còn tồn trong kho nhiều. Mỗi khi có việc cần nhập – xuất hàng hóa của duy nhất một mặt hàng.
- Sổ quỹ tiền mặt: thể hiện tất cả các số liệu thống kê thu – chi của doanh nghiệp.
- Sổ tiền gửi ngân hàng: thể hiện tất cả các thống kê liên quan đến tài chính, ngân hàng của mỗi doanh nghiệp.
- Bảng phân bổ chi phí trả trước: thông kê chi phí được phân chi của các loại công cụ, dụng cụ, thiết bị có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đã trả tiền như: máy vi tính, điện thoại, bàn ghế, chi phí thuê văn phòng…
Hướng dẫn làm sổ sách kế toán đầy đủ chi tiết
Những bước làm sổ sách kế toán xây dựng:
Bước 1: Tập hợp chứng từ kế toán xây dựng
Hóa đơn chứng từ hợp pháp
- Hoá đơn đã làm thủ tục phát hành hoá đơn và còn giá trị sử dụng (Nếu là hóa đơn đặt in)
- Hóa đơn do Bộ tài chính phát hành và được cơ quan thuế cung cấp cho doanh nghiệp. (Nếu là hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng phải đi mua của cơ quan thuế)
- Hóa đơn do doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định. Và đã được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng (Nếu hóa đơn tự in)
- Hay các loại hóa đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng
Một số rủi ro hóa đơn đầu vào khi lấy: Những Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng hàng hóa, dịch vụ này không nằm trong phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký của Doanh nghiệp đó.
Hóa đơn hợp lệ
Hóa đơn hợp lệ được hiểu là hóa đơn được lập đúng theo nguyên tắc lập hóa đơn như:
- Nội dung trên hóa đơn:
- Phải đúng nghiệp vụ, nội dung kinh tế phát sinh,
- Hóa đơn viết không được sửa chữa, tẩy xóa;
- Phải sử dụng cùng một màu mực và loại mực không phai để đáp ứng để yêu cầu lưu trữ chứng từ…
- Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Hóa đơn hợp lý
Doanh nghiệp kinh doanh ở mảng nào, lĩnh vực nào. Thì hóa đơn chứng từ cũng phải phù hợp và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Hóa đơn GTGT đáp ứng được các điều trên chính là hóa đơn GTGT hợp lý.
Chứng từ ngân hàng
Giấy báo nợ: Ủy nhiệm chi, séc.
Giấy báo có: Giấy báo có nộp tiền vào tài khoản.
Phiếu hạch toán ngân hàng:
- Sổ phụ ngân hàng
- Sao kê ngân hàng
Các chứng từ ngân hàng thường phát sinh trong các khoản giao dịch. Mua bán hoặc các giao dịch khác liên quan qua ngân hàng của doanh nghiệp.
Bước 2: Phản ánh chứng từ kế toán xây dựng
Kế toán cần chuẩn bị, lưu trữ thông tin
Hợp đồng thi công, dự toán, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, thuê nhà thầu phụ;
Biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn, biên bản nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng;
Biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán….
Đối với chi phí nhân công
Hạch toán chi phí nhân công: Nợ 622/Có 334 chi tiết theo từng công trình. Trường hợp không chi tiết được sẽ tập hợp chung để phân bổ.
Đối với chi phí máy thi công
Trích khấu hao máy theo từng tháng. Đối với máy thi công tham gia nhiều công trình thì kế toán phân bổ theo thời gian sử dụng cho từng công trình
Trường hợp khó xác định thì kế toán tập hợp chung để phân bổ vào cuối tháng.
Đối với chi phí thầu phụ
Kế toán hạch toán chi phí cho công trình, chi tiết theo công trình.
Đối với chi phí không xác định cho công trình nào thì kế toán tập hợp chung để phân bổ.
Bước 3: Tập hợp chi phí kế toán xây dựng
- Chi phí tiền lương: căn cứ vào bảng lương
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng khấu hao
- Chi phí trả trước: căn cứ vào bảng phân bổ
- Chi phí giá vốn: căn cứ vào bảng phân bổ giá vốn của từng mặt hàng
- Các chi phí khác liên quan.
Những chia sẻ cũng như là hướng dẫn về cách làm sổ sách kế toán mà tôi đề cấp bên trên. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho công việc bạn. Cảm ơn bạn vì đã chịu bỏ thời gian quý giá để đọc bài viết này. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, vui vẻ vượt qua được mùa dịch này.