Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi “Doanh nghiệp nhà nước là gì chưa?” Đây là một từ khóa được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Gần như ngày nào chúng ta cũng có thể được tiếp cận với cụm từ này. Liệu đây chỉ đơn là doanh nghiệp của nhà nước hay nó phức tạp hơn? Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn về chủ đề này. Tuy đây là kiến thức không quá khó nhưng nếu biết sẽ rất có lợi. Không chờ lâu nữa chúng ta hãy đi tìm hiểu về cụm từ này nhé.
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì?
Trên thế giới và cả ở Việt Nam, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cụm từ này. Chính vì thế mà ở mỗi quốc gia thì nó được hiểu ở các nghĩa và phương thức khác nhau. Theo liên hợp quốc thì doanh nghiệp nhà nước là “xí nghiệp quốc doanh do nhà nước nắm quyền hay nắm một phần sự sở hữu và nhà nước kiểm soát một mức độ nhất định”. Với định nghĩa này có thể thấy rằng LHQ rất quan tâm đến vấn đề sở hữu và kiểm soát của nhà nước về doanh nghiệp.
Nhưng theo quy định của Ngân hàng thế giới, họ cho rằng “Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay kiểm soát thông qua bán hàng và dịch vụ”. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thực hiện việc kinh doanh. Nó sẽ không bao gồm các đơn vị, các ngành thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Như vậy, mặc dù các quốc gia đều có quy định riêng về cụm từ này. Nhưng các tổ chức quốc tế và nhiều nước đều đi đến thống nhất về định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc sở hữu của nhà nước hay thuộc nhà nước. Do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
Tại Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật có sự thay đổi theo thời gian. Ví dụ như tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ”.
Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước được cho là có những đặc điểm chính sau:
Chủ đầu tư
Thành phần này gồm nhà nước và các tổ chức cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư dauy nhất thì nhà nước có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan. Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức… hay thực hiện quản lý giám sát.
Sở hữu vốn
Đặc điểm này có nghĩa là nhà nước có quyền sở hữu 100% vốn điều lệ. Với trường hợp số vốn điều lệ này trên 50% mà nhỏ hơn 100% thì gọi là góp vốn chi phối
Hình thức tồn tại
Có nhiều hình thức tồn tại của doanh nghiệp nhà nước. Nếu doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì nó nằm trong các loại hình sau. Các loại hình có thể kể đến như công ty nhà nước, công ty cổ phần…… Nếu doanh nghiệp nhà nước có trên 50% vốn điều lệ thì sẽ tồn tại dưới dạng công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm tài sản
Doanh nghiệp nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của họ. Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn doanh nghiệp.
Tư cách pháp lý
Đặc điểm này có nghĩa là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân
Luật áp dụng
Các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi sang các dạng khác như công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn sẽ đổi cách hoạt động. Họ sẽ được hoạt động theo luật doanh nghiệp. Ngoài ra thì các loại doanh nghiệp nhà nước khác cũng sẽ tổ chức như vậy
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước là gì?
Dựa vào hình thức tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được chia ra làm 5 loại:
- Loại hình công ty nhà nước do nhà nước nắm quyền
- Loại hình công ty cổ phần nhà nước do nhà nước và các nhân tổ chức nắm quyền
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên
- Loại hình doanh nghiệp cổ phần
Dựa theo nguồn vốn thì doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
- Loại hình doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước
- Loại hình doanh nghiệp do nhà nước có cổ phần hay góp vốn chi phối
Dựa theo mô hình tổ chức quản lý cũng có hai loại doanh nghiệp nhà nước:
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị
Trên đây là những loại hình doanh nghiệp nhà nước phổ biến nhất. Có thể thấy nó rất đa dạng về tên gọi và cách thức hoạt động. Ngoài ra nó còn được dựa theo các yếu tố khác nhau để vận hành. Nhưng dù như thế nào thì nó luôn có sự hiện diện của nhà nước trong đó.
Vậy là bài viết tìm hiểu của chúng ta đến đây là kết thúc rồi. Liệu sau bài viết bạn còn thắc mắc “doanh nghiệp nhà nước là gì nữa không?” Chúng tôi mong các bạn có thể hiểu thêm phần nào về khái niệm này. Nó sẽ rất có ích cho bạn khi bạn mở doanh nghiệp hay góp cổ phần đó. Chúc các bạn một ngày cuối năm mạnh khỏe và luôn luôn thành đạt.